Chủ Nhật, 12/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

11/09/2014 00:00 406
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Mới đây, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã cho ra mắt cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”; Sách doTS. Trần Công Trục làm chủ biên.

Công trình dày 400 trang với 4 chương là một kho thông tin và kiến thức vô cùng phong phú được trình bày một cách có hệ thống về lĩnh vực biên giới lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Vì vậy, nó giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn so với nhiều cuốn chỉ bàn về những vấn đề riêng lẻ như biên giới trên bộ, các vấn đề về vùng biển và thềm lục địa, hoặc chỉ riêng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…
Trong cuốn sách, đáng chú ý đặc biệt là nội dung của chương ba. Ở đây tác giả đã mô tả lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn đến thời chống Pháp, chống Mỹ và cho đến tận hôm nay.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương và phụ lục:

Chương 1: Vị trí, vai trò của biển đảo Việt Nam trong biển Đông

Chương 2: Việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam

Chương 3: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Chương 4: Tranh chấp biển Đông: Thực trạng và giải pháp

Chương 5: Một số bài nghiên cứu về Biển Đông…

Phụ lục: các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam

Bằng sự nghiên cứu công phu, bài bản dựa trên những bằng chứng lịch sử có tính pháp lý cao, tác giả đã khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế

Được biết, để thực hiện được cuốn sách quý này, TS Trần Công Trục đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để sưu tầm, nghiên cứu, kiểm chứng và đánh giá qua rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong đó có nguồn tư liệu rất quý mà ông là người đầu tiên cất công sang tận Pháp để sưu tầm trong những năm công tác tại Ban Biên giới Chính phủ. Sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” mà TS Trần Công Trục làm chủ biên, đã đem đến cho người đọc, nhất là bạn đọc nước ngoài những thông tin bổ ích và minh xác, góp phần hạn chế những đánh giá và nhận định thiên kiến về các vấn đề biên giới lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có vấn đề chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công trình xuất bản đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng như vừa qua.

Được biết, tác giả công trình: TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cũng là người đầu tiên ở Châu Á dịch Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách, tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong đó có những cuốn đáng chú ý như: Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, 100 câu hỏi về Biển Đông, Kỷ yếu Hoàng Sa

Minh Vượng

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”

Sách “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”

  • 09/09/2014 20:48
  • 374

Bộ sách Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện từ năm 2009 đến năm 2013 theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Công trình này nhằm khẳng định tình cảm của Bác Hồ đối với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ đối với Bác Hồ; góp phần thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về văn học, nghệ thuật; hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.