Thứ Hai, 17/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

23/05/2018 00:00 3179
Điểm: 3/5 (1 đánh giá)
Văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Có lãnh đạo phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.

Văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Có lãnh đạo phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.

Tháng 2-1943 Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Đề cương về văn hóa Việt Nam” - Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Những nội dung tư tưởng của Đề cương đã phản ánh đúng và đáp ứng kịp thời đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa cách mạng, là định hướng cực kỳ quan trọng cho sự ra đời nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam mới trong hoạt động văn hóa, văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những quan điểm quan trọng về văn hóa thể hiện trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam” đã dần được bổ sung hoàn thiện theo yêu cầu của các giai đoạn phát triển cách mạng sau này.

Nhân kỷ niệm 75 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943-2018), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn học-Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)”

Với gần 150 hình ảnh, hiện vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia,trưng bày giúp cho công chúng hiểu hơn giá trị soi đường, tác dụng định hướng của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, cống hiến của các văn nghệ sĩ lớp đầu tiên đã tiếp nhận những nội dung, tư tưởng của Đề cương; qua đó nhận thức đúng hơn nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới.

Trưng bày sẽ khai mạc vào thứ sáu, ngày 8/6/2018 tại phòng trưng bày chuyên đề, số 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trưng bày dự kiến mở cửa phục vụ công chúng trong thời gian 3 tháng./.

Thu Hà (Phòng Trưng bày)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

  • 17/06/2019 15:25
  • 4576

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, kinh đô (Thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.

Bài viết khác

Trưng bày chuyên đề: Báu vật khảo cổ học Việt Nam

Trưng bày chuyên đề: Báu vật khảo cổ học Việt Nam

  • 07/04/2018 00:00
  • 6151

Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, khảo cổ học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ những phát hiện nhỏ lẻ về các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn… và bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo của các học giả phương Tây. Sau năm 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện và nghiên cứu thêm nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong lịch sử Việt Nam. Khảo cổ học Việt Nam đã đóng góp nguồn tư liệu quan trọng làm sáng tỏ hơn cội nguồn dân tộc và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 20.