Thứ Năm, 07/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

13/12/2016 00:00 2264
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc bản và vô cùng quí hiếm, trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí Bảo vật quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã đề nghị Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia xét chọn một số hiện vật để công nhận là Bảo vật quốc gia. Qua 5 đợt xét chọn, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định công nhận 18 hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ là Bảo vật quốc gia trong tổng số hơn 200.000 tài liệu, hiện vật.

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc bản và vô cùng quí hiếm, trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí Bảo vật quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã đề nghị Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia xét chọn một số hiện vật để công nhận là Bảo vật quốc gia. Qua 5 đợt xét chọn, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định công nhận 18 hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ là Bảo vật quốc gia trong tổng số hơn 200.000 tài liệu, hiện vật.

Mỗi Bảo vật quốc gia là một di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ, những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Các hiện vật đại diện cho các thời đại lịch sử, phần nào phản ánh diện mạo lịch sử văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị của các Bảo vật, lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". Trưng bày sẽ giới thiệu tới khách tham quan một cách khái quát về những Bảo vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2.000 năm, các thời đại của văn minh Đại Việt và các triều đại phong kiến cho đến khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng với những câu chuyện lịch sử, văn hóa hấp dẫn, từ đó thêm hiểu biết về tư duy thẩm mỹ, sự sáng tạo, bàn tay tài hoa, qua đó khích lệ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.

Trưng bày sẽ giới thiệu các Bảo vật cùng các tài liệu khoa học liên quan (bản vẽ, bản dập hoa văn, hình ảnh minh họa...), đồng thời sử dụng những kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ 3D trong việc trình chiếu, các clip giới thiệu quá trình phát hiện và nghiên cứu, ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

Hy vọng không gian trưng bày sẽ mang lại sự cảm nhận sâu sắc và ý nghĩa đối với khách tham quan.

Trưng bày sẽ khai mạc vào ngày 10/1/2017 chào mừng xuân mới Đinh Dậu - 2017. Bảo tàng Lịch sử quốc gia trân trọng chào đón quý khách tới tham quan.

Một số hình ảnh Bảo vật quốc gia sẽ giới thiệu trong trưng bày:

Trống đồng Ngọc Lũ, văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.

Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn, Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm.

Chuông chùa Vân Bản, thời Trần, thế kỷ 13 – 14.

Bình vẽ thiên nga, gốm hoa lam, thời Lê sơ, thế kỷ 15.

Tác phẩm "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) của Lãnh tụ Hồ Chí Minh

BAN BIÊN TẬP

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

  • 17/06/2019 15:25
  • 4215

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, kinh đô (Thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.

Bài viết khác

Bảo vật hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802-1945)

Bảo vật hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802-1945)

  • 31/03/2016 00:00
  • 4203

Kim sách Triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, thường được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại sắc mệnh, chiếu dụ vua ban về các việc chính sự, lễ nghi triều đình. Đó là sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích... Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút.