Thứ Bảy, 09/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/05/2015 00:00 2820
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong hàng trăm ngàn cổ vật lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia, sưu tập hiện vật trang trí đề tài hoa sen hoặc tạo hình hoa sen chiếm số lượng lớn và xuất hiện trên nhiều loại hình khác nhau. Từ tranh, tượng tới biểu trưng quyền lực, vật dụng nghi lễ, đồ thờ cúng, đồ văn phòng tứ bảo, vật liệu kiến trúc tới đồ dùng sinh hoạt… bao giờ cũng gặp hình ảnh của sen. Sen được khai thác, thể hiện dưới nhiều bố cục, góc độ, phong cách nghệ thuật khác nhau, xuất hiện trên nhiều loại chất liệu từ đá, gốm, giấy, vải, gỗ... đến những chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, ngọc, ngà…

Trong hàng trăm ngàn cổ vật lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia, sưu tập hiện vật trang trí đề tài hoa sen hoặc tạo hình hoa sen chiếm số lượng lớn và xuất hiện trên nhiều loại hình khác nhau. Từ tranh, tượng tới biểu trưng quyền lực, vật dụng nghi lễ, đồ thờ cúng, đồ văn phòng tứ bảo, vật liệu kiến trúc tới đồ dùng sinh hoạt… bao giờ cũng gặp hình ảnh của sen. Sen được khai thác, thể hiện dưới nhiều bố cục, góc độ, phong cách nghệ thuật khác nhau, xuất hiện trên nhiều loại chất liệu từ đá, gốm, giấy, vải, gỗ... đến những chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, ngọc, ngà…

Nhằm tạo cơ hội cho công chúng trong và ngoài nước tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp tinh túy và ý nghĩa biểu tượng phong phú của hoa sen trong văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”. Trưng bày giới thiệu khoảng 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 tới thời Nguyễn (1802 - 1945).

Trưng bày mở cửa đón khách tham quan từ ngày 14 tháng 5 đến cuối tháng 9 năm 2015, tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hình ảnh một số hiện vật sẽ giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”:

Tranh thêu sen-hạc Vải. Thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại, năm Ất Hợi (1935). Thêu chỉ nhiều màu hình khóm sen, cỏ lau và đôi hạc trên đầm nước. Bên phải tranh thêu bốn chữ "Lam ngọc lương duyên", mang ý nghĩa chúc cho hôn nhân được tốt đẹp dài lâu.

Lư hương hình lá sen Gốm men rạn. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18. Gốm Bát Tràng, Hà Nội.

Chân đèn hình đài sen Gốm men nâu. Thời Trần, thế kỷ 13 – 14.

Ống bút đúc nổi hình sen - cua Bạc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

Ang rửa bút hình lá sen Ngọc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20 Sưu tập hiện vật Cung đình Huế.

Hộp vẽ khóm sen và chim Gốm hoa lam. Thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.

Hộp chạm lộng hoa lá trong ô cánh sen Vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

Hộp thuốc đúc nổi hình sen - uyên ương Bạc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

Chậu hình lá sen Ngọc. Thế kỷ 19 – 20. Sưu tập hiện vật Cung đình Triều Nguyễn.

Gạch lát nền in nổi hình hoa sen mãn khai Đất nung. Thời Lý, thế kỷ 11 – 13.

Ths. Nguyễn Quốc Hữu (Phó Trưởng phòng Trưng bày)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

  • 17/06/2019 15:25
  • 4226

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, kinh đô (Thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.

Bài viết khác

Trưng bày chuyên đề: Văn hóa Đông Sơn

Trưng bày chuyên đề: Văn hóa Đông Sơn

  • 01/12/2014 00:00
  • 5007

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 - 2 sau Công nguyên) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã, nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.