Thứ Năm, 20/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

10/11/2020 08:42 2433
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Công trình khảo cứu đầy tâm huyết của nhà nghiên cứu Đào Đăng Vỹ, tác phẩm Nguyễn Tri Phương đã phản ánh qua những câu chuyện tưởng như huyền thoại...

 
Danh tướng Nguyễn Tri Phương qua nét vẽ của người Pháp
ẢNH: TƯ LIỆU CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU TRẦN ĐÌNH BA

Tác phẩm Nguyễn Tri Phương - công trình khảo cứu đầy tâm huyết của nhà nghiên cứu Đào Đăng Vỹ, được thực hiện trong 28 năm (1945 - 1973), đã phản ánh gần như đầy đủ chân dung một vị danh tướng nhà Nguyễn, qua những câu chuyện tưởng như huyền thoại...

Tác phẩm vừa được NXB Tổng hợp TP.HCM tái bản có chỉnh sửa, bổ sung so với lần xuất bản đầu tiên năm 1974, qua đó cuộc đời người anh hùng đất Phong Điền Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873) hiện lên sống động, từ đời binh nghiệp cho đến riêng tư và nhất là công lớn của ông đối với vùng đất phương Nam, điều mà các tác phẩm của Quốc sử quán nhà Nguyễn và tài liệu của Pháp trước đó chưa làm rõ.

Vị kinh lược có công lập 100 làng ở Nam kỳ

“Khí thiêng liêng un đúc bởi sơn xuyên/Tính cứng cỏi đua chen cùng tòng bá/Trổ tài văn võ hùng anh/Giúp nước xương minh rạng rỡ”. Lâu nay, nhân vật lịch sử Nguyễn Tri Phương được đồng liêu đương thời ngợi ca qua thơ dân gian và được biết đến là một vị tướng xông pha trận mạc. Nhưng tìm hiểu kỹ đời cụ, Đào Đăng Vỹ cho hay “trong sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương có một công trình vĩ đại mà ít khi được nhắc đến, đó là công lao khai hoang lập ấp ở Nam kỳ”.

Được biết, sau khi từ huyện vào làm quan ở kinh, đến năm 1850, ông được vua cải tên từ Nguyễn Văn Chương thành Nguyễn Tri Phương với ý nghĩa dũng mãnh mà còn lắm mưu chước, rồi được sung làm Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần ở Nam kỳ, sau bổ làm Kinh lược Đại sứ Nam kỳ.

Vào Nam kỳ, Nguyễn Tri Phương tìm hiểu, nhận thức rõ nguồn lợi nông nghiệp dồi dào nơi đây, thấy dân tình nay hợp mai tan kiểu du mục, đời sống không ổn định. Ông dâng sớ xin vua cho khẩn đất lập đồn điền để mưu lợi cho dân, tổ chức việc canh phòng làng xóm cho dân được yên ổn làm ăn, lại xin tạm tha thuế chợ, thuế đò. Vị khâm sai còn chiêu mộ dân, lập đồn điền khai khẩn đất hoang làm nông nghiệp, nhờ đó “thêm gạo lúa chẳng những đủ dùng mà còn dư bán ra ngoài, chở ra các tỉnh miền Trung”. Dân khẩn đất, được làm chủ ruộng, yên ổn làm ăn, đời sống thêm no ấm. Kết quả là lập được 21 cơ đồn điền, tạo lập 100 làng liền nhau an cư lạc nghiệp.

Để quốc sách đồn điền được thực hiện quy củ, lâu dài và an dân, Nguyễn Tri Phương đề xuất và được vua đồng ý khi quy chức trách cho quan lại lục tỉnh từ tổng đốc đến tri huyện phải quan tâm, thường xuyên kinh lý đốc thúc dân khẩn hoang, lo cày cấy, trị trộm cướp; kẻ nào làm tốt thì thưởng, bê trễ thì nghiêm trị. Bản thân ông thường xuyên đi thực tế, tìm hiểu dân tình.

Với những biện pháp ấy, đến năm 1857, công việc có những thành tựu bước đầu như lời tâu của ông với vua: “Hiện nay sáu tỉnh đều được mùa gạo ăn đầy đủ. Nếu được mùa luôn như thế thì việc đồn điền sẽ được thành tựu”. Sự nghiệp an dân của Nguyễn Tri Phương đã được tác phẩm khẳng định rõ như thế.

Chẳng những vậy, Nguyễn Tri Phương còn có tầm nhìn xa khi đề xuất lập kho trữ lúa gạo phòng lúc mất mùa; phân trữ lúa gạo từ Nam kỳ mỗi tỉnh một ít để dùng cho việc quân khi cần...

 

https://thanhnien.vn/v

Chia sẻ: