Thứ Bảy, 14/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

13/10/2023 15:01 787
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Để có cơ sở khoa học, pháp lý cho việc xây dựng phương án tu sửa cấp thiết phần móng và tường thành di sản thế giới Thành nhà Hồ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng vừa ký Quyết định 3619/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch khai quật khảo cổ khu vực chân móng sau hạ giải tường thành đá di sản Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc.
 
Công trường thi công dự án tu sửa cấp thiết tường thành di sản thành nhà Hồ
Mục đích khai quật nhằm làm rõ sự khác biệt của hai loại kết cấu móng tường thành đã tìm thấy tại khu vực dự án tu sửa cấp thiết tường thành di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ; Làm rõ kết cấu các loại móng và cách thức gia cố móng tường thành di sản Thành nhà Hồ của người xưa, tạo cơ sở để tu sửa phần móng theo nguyên gốc; Cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho việc xây dựng phương án tu sửa cấp thiết phần móng và tường thành di sản, phục vụ cho triển khai dự án. Quy mô, diện tích khai quật khoảng 60m2, gồm 6 hố tại vị trí đoạn tường thành 15m tường thành phía Đông Bắc.
Dự án Tu sửa cấp thiết tường thành di sản Thành nhà Hồ được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 5049/QĐ-UBND. Sau khi dự án được phê duyệt, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Chủ đầu tư) phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tu sửa công trình theo các trình tự và thủ tục của pháp luật hiện hành. Sau khi hạ giải tường thành và chân móng tại vị trí sạt lở, đã xuất lộ hai đoạn móng (có tổng 6,3m không có đá lót chân móng và 8,7m có đá lót chân móng). Đối chiếu với kết quả khai quật khảo cổ học năm 2018 thì có sự sai khác. Do đó, vị trí đoạn tường thành này cần phải được khảo cổ cẩn thận, tìm hiểu trước để phục vụ cho việc thực hiện tu bổ và nghiên cứu cấu trúc và kỹ thuật xây dựng tường Thành nhà Hồ.
Thêm nữa, theo quy trình trùng tu quốc tế ở các di tích khảo cổ học, trước khi tu bổ, phục dựng đều tiến hành khai quật lại toàn bộ di tích, kể cả các di tích đã khai quật và lấp lại. Theo PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, việc tu bổ tường thành là việc làm rất cần thiết và mang tính cấp thiết. Đây là công việc bảo tồn đầu tiên, chưa bao giờ thực hiện tại Việt Nam. Các cơ quan quản lý, các nhà chuyên môn phải ý thức được tầm quan trọng của công việc tu bổ tường thành này. Ông Tín cũng đã đặt ra vấn đề cần làm rõ nguyên nhân tường thành sụp đổ từ đâu, để hạn chế được nguy cơ sạt lở ở các đoạn còn lại.

NGUYỄN LINH

http://baovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3434

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Hà Nội: Khai quật khẩn cấp kiến trúc mộ gạch ở huyện Đan Phượng

Hà Nội: Khai quật khẩn cấp kiến trúc mộ gạch ở huyện Đan Phượng

  • 11/10/2023 10:55
  • 764

Căn cứ vào hiện trạng di tích, di vật đặc biệt qua loại hình vật liệu xây dựng thì đây là mộ gạch có niên đại khoảng thế kỷ I-IV, loại hình mộ táng khá phổ biến ở Việt Nam.