Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/11/2022 15:20 1318
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong 2 ngày 24 và 25 tháng 11 năm 2022, tại Hội trường Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 57 - năm 2022.

Đây là hoạt động khoa học thường niên của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thực hiện nhằm công bố những nghiên cứu mới, những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm vừa qua. Hội thảo đã nhận được 390 báo cáo, đề cập đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khảo cổ học như: Khảo cổ học tiền sử, Khảo cổ học sơ sử và nhà nước sớm, Khảo cổ học lịch sử, Khảo cổ học Champa-Óc Eo, Khảo cổ học dưới nước… 

 
 

Toàn cảnh Hội thảo

Với tư cách là một trong những đơn vị nghiên cứu khảo cổ học quan trọng, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã có các báo cáo tại Hội thảo. Cụ thể “Hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mùa điền dã 2021-2022” của Ths. Nguyễn Mạnh Thắng và Nguyễn Ngọc Chất; Khai quật di tích Thác Hai (Đắk Lắk) lần thứ 2 - năm 2022” của đoàn khai quật do TS. Trương Đắc Chiến chủ trì; Nhóm hiện vật Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mới tiếp nhận từ Hoa Kỳ” của Ths. Nguyễn Mạnh Thắng, Hà Thị Hương Giang và Lương Thị Hà, “Sưu tập hiện vật từ di tích Đình Tràng qua kết quả khảo sát năm 2021 của Lương Thị Hà viết chung với Thân Thị Hằng (Viện Khảo cổ)...

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tham gia với tư cách là Đồng Trưởng Tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử cùng PGS. TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam.
 
TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc giađiều hành Tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử
Một số báo cáo khảo cổ học quan trọng được Ban tổ chức lựa chọn để trình bày tại Hội thảo, trong đó, có những trình bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được đông đảo đại biểu quan tâm.
Tại phiên thảo luận chung, Ths. Nguyễn Mạnh Thắng điểm qua những hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia năm 2021-2022. Theo đó, năm 2021 - 2022 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và mọi hoạt động xã hội trở lại bình thường. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã kết nối lại với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động khảo sát, khai quật khảo cổ. Trong năm vừa qua, BTLSQG đã thực hiện một số cuộc khảo sát, khai quật ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Hải Dương... Những phát hiện khảo cổ tại các di tích này không chỉ đóng góp tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc mà còn góp phần rất lớn cho công tác bảo tồn giá trị di sản văn hóa của nước nhà.
 
Ths. Nguyễn Mạnh Thắng trình bày tham luận tại phiên thảo luận chung
Tại Tiểu bản Khảo cổ học Tiền - Sơ sử, Ths. Chu Mạnh Quyền thay mặt đoàn khai quật đã trình bày những kết quả chính của cuộc khai quật di tích Thác Hai lần thứ 2 năm 2021-2022. Đây là lần thứ 2 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức khai quật di tích này. Kết quả khai quật cho thấy, Thác Hai vừa là di chỉ tính chất cư trú, vừa là khu mộ táng, vừa là một công xưởng chế tác mũi khoan đá quy mô lớn có niên đại từ Hậu kỳ Đá mới đến Sơ kỳ Sắt. Đặc biệt, việc phát hiện số lượng lớn hạt chuỗi thủy tinh trong một diện tích nhỏ mở ra khả năng về hoạt động chế tác thủy tinh tại đây.
 
Ths. Chu Mạnh Quyền trình bày tham luận tại Tiểu ban Khảo cổ học Tiền - Sơ sử
Tại Tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử, GS. Hoàng Hiểu Phấn (Đại học Đông Á Nhật Bản) thay mặt đoàn hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và trường Đại học Đông Á Nhật Bản trình bày những kết quả khai quật Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) lần thứ 6 năm 2022. Bên cạnh đó, GS. Hoàng cũng đã điểm lại những thành tựu chính của 10 năm hợp tác giữa hai đơn vị trong việc nghiên cứu về Thành cổ Luy Lâu.
 
GS. Hoàng Hiểu Phấn trình bày tham luận tại Tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử
Hội thảo Thông báo Khảo cổ học thường niên luôn được các cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia quan tâm và nhiệt tình tham gia viết bài cũng như trình bày tham luận. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của Bảo tàng trong việc nghiên cứu khảo cổ học. Điều này góp phần cung cấp những thông tin khoa học mới, bổ sung những cứ liệu vật thật giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của Khảo cổ học Việt Nam, nhận thức rõ hơn về sự hình thành và phát triển lịch sử Việt Nam.

Mạnh Quyền

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3463

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Phát hiện quan trọng về sân thiết triều tại Hoàng thành Thăng Long

Phát hiện quan trọng về sân thiết triều tại Hoàng thành Thăng Long

  • 23/11/2022 09:08
  • 1857

Kết quả khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long cho thấy, sân thiết triều thời Lê không phải là một quảng trường đồng nhất về mặt bằng mà có phân cấp. Các nhà khoa học cũng tìm thấy những viên gạch lát đường ngự đạo (đường vua đi) bằng gạch đỏ, kích cỡ rất lớn.