Thứ Ba, 22/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/09/2008 21:29 2191
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trước khi quyết định để các doanh nghiệp xây dựng những công trình lớn cỡ như tháp Vincom, chủ trương cho các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu khai quật khảo cổ học tại 114 Mai Hắc Đế của UBNN thành phố Hà Nội là đúng với luật di sản văn hoá, rất đáng trân trọng. Việc khai quật khảo cổ học nơi đây là cần thiết bởi đây là cơ may hiếm có để các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu diện mạo của một di tích cơ bản trong cấu trúc tổng thể của kinh thànhThăng Long xưa: Dấu tích Đàn Nam Giao.
1- Trước khi quyết định để các doanh nghiệp xây dựng những công trình lớn cỡ như tháp Vincom, chủ trương cho các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu khai quật khảo cổ học tại 114 Mai Hắc Đế của UBNN thành phố Hà Nội là đúng với luật di sản văn hoá, rất đáng trân trọng. Việc khai quật khảo cổ học nơi đây là cần thiết bởi đây là cơ may hiếm có để các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu diện mạo của một di tích cơ bản trong cấu trúc tổng thể của kinh thànhThăng Long xưa: Dấu tích Đàn Nam Giao.


2- Công tác nghiên cứu khai quật tại 114 Mai Hắc Đế diễn ra trong mùa hè, điều kiện làm việc ngoài trời nắng nóng. Với địa tầng sâu trên 4m, diện tích khai quật 950m2, việc chống mưa ngập là hết sức khó khăn và không thể tránh được sự xâm hại, ảnh hưởng tới di tích. Để có một kết quả được trình bày ngắn gọn trong báo cáo sơ bộ hôm nay, rõ ràng các cán bộ tham gia khai quật nơi đây đã vượt qua nhiều khó khăn. Tuy ngắn gọn nhưng báo cáo tóm tắt đã thể hiện tương đối đầy đủ và rõ ràng những vấn đề cơ bản của di tích.


Việc phân định và tách bạch được địa tầng cũng như di tích, di vật của ba triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Lê cùng những phân tích khách quan phù hợp với hiện trường khai quật chứng tỏ những người chủ trì khai quật là các nhà khảo cổ học có chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm trong xử lý hiện trường.


3- Ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện đang lưu giữ tấm bia Nam Giao điện bi ký ký hiệu LSb32852 được dựng trong khuôn viên Điện Nam Giao từ năm thứ 4 Vĩnh Trị (1679) thời vua Lê Hy Tông. Tấm bia này được Viễn Đông Bác cổ viện mang về từ ngõ Lê Đại Hành hiện nay. Tấm bia bị dời ra ngõ Lê Đại Hành để phục vụ việc xây dựng nhà máy diêm hồi đầu thế kỷ XX. Đương thời, chắc chắn tấm bia được đặt trong khuôn viên và cùng mặt bằng với Điện Nam Giao. Việc di dời tấm bia để xây dựng nhà máy đồng nghĩa với việc phá huỷ toàn bộ những gì còn lại của Điện Nam Giao thời Lê. Chính vì vậy tôi nhất trí với nhận định trong báo cáo, hầu hết các dấu tích Đàn Nam Giao thời Lê đã bị phá huỷ.


Các dấu tích kiến trúc thời Lý, thời Lý- Trần, tuy khả dĩ hơn nhưng chưa giúp người xem thấy được một đơn nguyên kiến trúc hoàn chỉnh, cũng chưa thể hình dung và lý giải được mối quan hệ giữa đường móng sành và móng trụ bằng mảnh sành thời Lý ở H4 và H9....


Như vậy qua tư liệu di tích, di vật thu được tại các hố đào, tôi nhất trí với nhận định trong báo cáo: đã tìm thấy một bộ phận dấu tích kiến trúc đàn Nam Giao thời Lý, Trần.


Còn vấn đề các bộ phận kiến trúc có mái đó mặt bằng ra sao, chức năng là gì, nằm ở vị trí nào trong tổng thể di tích .... vẫn chưa thể xác định được, chứ chưa nói tới trung tâm di tích là Đàn, nơi hành lễ ngoài trời.


4- Tôi nhất trí với kiến nghị của Viện Khảo cổ học và Ban Quản lý Di tích- Danh thắng Hà Nội nên khẩn trương khai quật tiếp để hy vọng làm rõ mặt bằng đơn nguyên kiến trúc móng sành và móng trụ bằng mảnh sành thời Lý cùng mối quan hệ giữa chúng. Có nghĩa là mở rộng khu vực H4 và H9.


- Tư liệu hoá tối đa di tích, di vật đồng thời di dời về Bảo tàng Hà Nội phục vụ việc trưng bày phát huy giá trị đàn Nam Giao trong tương lai.


- Trong quy hoạch tổng thể khu đất 114 Mai Hắc Đế, nên dành một diện tích và không gian thích hợp để có thể dựng một kiến trúc phù hợp trong đó có nhà bia đặt Bia Nam Giao điện bi ký phục chế bằng đá tỷ lệ 1/1, mặt sau là bản dịch tiếng Việt, để ghi lại dấu tích một di tích quan trọng của Thăng Long xưa. Đó là cách bảo tồn, theo tôi vừa phù hợp với hiện trạng di tích vừa kết hợp hài hoà với yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội.

TS.Vũ Quốc Hiền

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3950

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Phát hiện hệ thống hang động nguyên sơ ở Thanh Hoá

Phát hiện hệ thống hang động nguyên sơ ở Thanh Hoá

  • 03/09/2008 21:28
  • 2190

Cán bộ kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (huyện Quan Hoá, Thanh Hoá) mới phát hiện một hệ thống hang động tại núi Cồ Luồng rất đẹp. Hệ thống hang động nguyên sơ này đang phải đối mặt với sự tàn phá của những khách du lịch thiếu ý thức.