(LĐ) - Di tích thành Hoàng đế của vương triều Tây Sơn nằm ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Mặc dù đang là những ngày đầu năm mới Đinh Hợi, sau lễ kỷ niệm 218 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, nhưng khi đến thăm thành Hoàng đế, du khách thật bất ngờ vì nơi này vẫn vắng lặng (ảnh 1).
(LĐ) - Di tích thành Hoàng đế của vương triều Tây Sơn nằm ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Mặc dù đang là những ngày đầu năm mới Đinh Hợi, sau lễ kỷ niệm 218 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, nhưng khi đến thăm thành Hoàng đế, du khách thật bất ngờ vì nơi này vẫn vắng lặng (ảnh 1).
|
Ảnh 2 |
Điều đáng nói, sau những đợt khai quật khảo cổ tại Tử Cấm thành (thành Hoàng đế có cấu trúc 3 lớp: Ngoài cùng là thành Ngoại, thành Nội nằm ở giữa và bên trong cùng là Tử Cấm thành) với nhiều hiện vật có giá trị như mảng chính điện (ảnh 2), hồ bán nguyệt (ảnh 3)... được phát hiện, nhưng thành Hoàng đế vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự "can thiệp" của ngành du lịch nhằm biến nơi đây làm điểm đến hấp dẫn cho du khách. Tin chắc rằng khi đối diện với những di tích này, du khách sẽ không chỉ được ngắm cảnh mà còn được bồi bổ cho mình những kiến thức lịch sử.
|
Ảnh 3 |
Thành Hoàng đế trong lịch sử là nơi khởi nguồn của những cuộc xuất binh của nghĩa quân Tây Sơn, đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước; và cả việc chứng kiến những sự kiện bi tráng trong những năm tháng cuối của triều đại ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Di tích lịch sử về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thành Hoàng đế đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng từ cuối năm 1982.
Theo Khắc Dũng