Thứ Bảy, 18/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/09/2008 15:06 2551
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sáng 12-10, Bảo tàng Ninh Bình đã báo cáo kết quả khai quật ngôi mộ cổ tại Ao Đình (thôn Chỉnh Đốn, xã Gia Minh, huyện Gia Viễn). Đây là ngôi mộ song táng được khai quật từ ngày 26-1 đến 4-2-2005.

Sáng 12-10, Bảo tàng Ninh Bình đã báo cáo kết quả khai quật ngôi mộ cổ tại Ao Đình (thôn Chỉnh Đốn, xã Gia Minh, huyện Gia Viễn). Đây là ngôi mộ song táng được khai quật từ ngày 26-1 đến 4-2-2005.

Mộ gồm hai cỗ quách nằm song song với nhau theo hướng đông-tây có hình khối hộp chữ nhật được tạo bởi các tấm gỗ đá lắp vào nhau và bọc kín quan tài. Trong mỗi quách có một quan tài; phía nam là quan tài làm bằng thân cây khoét lòng (gọi là quan tài hình thuyền); phía bắc là quan tài khối hộp chữ nhật, có bệ chân quỳ và được trang trí hoa văn răng cưa, lá đề, cánh sen..., tất cả đều sơn son thếp vàng rất tinh xảo. Toàn bộ quan, quách đều được làm bằng gỗ ngọc am quý hiếm (thơm nhưng cũng rất độc) nhằm chống côn trùng xâm nhập. Đồ tùy táng rất sơ sài: trong mộ thân cây khoét rỗng (phía nam) có một hộp gỗ tiện kích thước nhỏ, một nửa cái chày gỗ và bảy đồng tiền đồng, trong mộ (phía bắc) có một đài thờ cúng bằng gỗ tiện.

Căn cứ phương thức mai táng kiểu dáng quan, quách, hoa văn trang trí, chữ ghi trên gạch, trên quan, quách, các loại tiền chôn theo, vị trí của hai quan tài, tham khảo văn bia, câu đối, truyền thuyết trong vùng, bước đầu Bảo tàng Ninh Bình nhận định: Đây là ngôi mộ cổ thời Trần (thế kỷ 13-14), của một đôi vợ chồng. Vợ là người Mường, cao khoảng 1,6 m, chết trong khoảng 50-60 tuổi. Chồng là một võ tướng cao khoảng 1,85 m. Có thể khi người chồng qua đời, người vợ cũng chôn theo tập tục Tuẫn táng.

Mộ song táng tại Ao Đình nguyên vẹn, hiếm có. Cùng với hai ngôi mộ được khai quật trước đây ở Ninh Bình nằm ở Hang Sáo (xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, cách đây 10 nghìn đến 6 nghìn năm) và Mán Bạc (xã Yên Thành, huyện Yên Mô cách đây 4-3 nghìn năm), "sưu tập mộ" của Bảo tàng Ninh Bình sẽ gồm ba mộ phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày.

Theo THẾ HUÂN

(Nguồn:(Nguồn: Dân trí)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3714

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Hai cuộc khai quật “đáng nhớ” của năm 2006

Hai cuộc khai quật “đáng nhớ” của năm 2006

  • 03/09/2008 15:05
  • 2300

(Dân trí) - Không có những cuộc khai quật gây ồn ào dư luận như cuộc khai quật Lung Leng hay Hoàng thành Thăng Long… nhưng một năm làm việc cần mẫn của các nhà khảo cổ học cũng đã mang lại những tư liệu mới và khá bất ngờ. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai bản báo cáo về các cuộc khai quật ở Tây Nguyên và Tuyên Quang tại hội nghị thông báo khảo cổ học 2006.