Theo một kết quả nghiên cứu, di chỉ Văn Tứ Đông vừa được khai quật tại xã Cam Hòa, thị xã Cam Ranh có niên đại khoảng 3.500 năm và là một làng chài ven biển vào loại cổ nhất Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu mà Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa công bố ngày 28/7, cho biết di chỉ này thuộc loại hình di tích cồn sò điệp, hay còn gọi là "đống rác bếp".
Theo một kết quả nghiên cứu, di chỉ Văn Tứ Đông vừa được khai quật tại xã Cam Hòa, thị xã Cam Ranh có niên đại khoảng 3.500 năm và là một làng chài ven biển vào loại cổ nhất Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu mà Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa công bố ngày 28/7, cho biết di chỉ này thuộc loại hình di tích cồn sò điệp, hay còn gọi là "đống rác bếp".
Tiến sĩ Trần Quí Thịnh, trưởng đoàn khai quật, cho biết sau khi khai quật trên diện tích 79m2, ở tầng sâu trung bình 120cm, các nhà khoa học đã thấy 4 vết tích bếp lửa, 1 hố đất đen và thu được 261 hiện vật gồm 151 đồ đá, 84 mũi nhọn xương và 26 đồ gốm cùng hàng vạn mảnh gốm và nhiều xương động vật.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra các cụm xương dùng để đan lưới hoặc làm dụng cụ săn bắt cá và 18 loài nhuyễn thể sò điệp.