Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

01/09/2008 09:27 2776
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Cuối tháng 11/2005 đến 20/1/2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hoá- Thông tin và Bảo tàng tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật lần thứ 6 di chỉ Xóm Rền- xã Gia Thanh- huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ.
Cuối tháng 11/2005 đến 20/1/2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hoá- Thông tin và Bảo tàng tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật lần thứ 6 di chỉ Xóm Rền- xã Gia Thanh- huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ.


Được phép của Bộ Văn hoá- Thông tin, từ cuối tháng 11/2005 đến 20/1/2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin và Bảo tàng tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật lần thứ 6 di chỉ Xóm Rền- xã Gia Thanh- huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích của đợt khai quật này là 73,62m2 với 8 hố khai quật và thám sát được mở ở khu vực phía Bắc và phía Tây của di chỉ.

Trong tầng văn hoá của các hố đào đã phát hiện được một số di tích, di vật của người xưa như: những dấu vết than tro, cục đất sét, vỏ nhuyễn thể, xương động vật, vùng đất cháy cứng và nhiều cụm đồ gốm. Đồ đá gồm 416 tiêu bản gồm: rìu bôn tứ giác, rìu có vai, cuốc, đục, mũi tên, mảnh vòng, khuyên tai, chày nghiền, bàn mài… Trong đó bàn mài chiếm số lượng nhiều nhất. Đồ gốm gồm 39 tiêu bản nguyên hoặc gần nguyên (nồi, bình, chạc gốm, dọi se sợi, bi gốm), ngoài ra còn hơn 10 vạn mảnh gốm của các loại hình chủ yếu như: bát, bát bồng, bình, bình dạng thố, nồi….

Đặc biệt, trong hố TS1, ở độ sâu 120cm đã phát hiện một di cốt còn khá nguyên vẹn, được chôn nằm thẳng, đầu quay hướng Đông. Đồ tuỳ táng chôn theo chỉ thấy duy nhất một chiếc nồi hình giỏ cua, màu nâu xám, thân hình cầu với văn thừng đập chéo. Qua xem xét sơ bộ có thể đây là di cốt của một phụ nữ cao khoảng 1,5m và trạc 20- 30 tuổi.

Đợt khai quật này một lần nữa cho thấy di chỉ Xóm Rền là một di chỉ cư trú- mộ táng có tầng văn hoá khá thuần nhất. Qua địa tầng các hố đào cho thấy cư dân Xóm Rền đã cư trú trong một khoảng thời gian khá dài và tập trung nhất ở phía Bắc của di chỉ. Niên đại của di chỉ này nằm trong khoảng trên dưới 3.500 năm cách ngày nay, thuộc văn hoá Phùng Nguyên - giai đoạn chuẩn bị cho sự hình thành nhà nước của các vua Hùng trong lịch sử nước ta./.

Mạnh Thắng

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3463

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Khai quật khảo cổ học Mỹ Sơn

  • 01/09/2008 09:26
  • 2503

Cuộc khai quật được tiến hành gần đây với sự tham gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lí di tích Mỹ Sơn cùng với các ngành liên quan, tại 3 hố đào kí hiệu H1, H2, H3 ở khu vực phía Đông nhóm tháp D và một đoạn suối Khe Thẻ với diện tích là 390m 2 , nhóm chuyên gia khảo cổ phát hiện những kiến trúc đền tháp cổ kính đã bị đổ nát nằm sâu dưới mặt đất 0,9 - 1,1m và hơn 445 hiện vật với nhiều loại vật liệu kiến trúc như đá, gạch xây dựng, ngói được tìm thấy.