Khai thác tính bản địa và đặc trưng tự nhiên từ lâu đã trở thành phong cách - khởi nguồn thiết kế các công trình bảo tàng của KTS tài danh người Nhật Bản - Kengo Kuma. Với công trình bảo tàng mới Victoria & Albert Dundee Museum có vai trò là chi nhánh trưng bày của bảo tàng danh tiếng Victoria & Albert Museum (London, Anh) tại TP Dundee (Scotland), Kts Kengo Kuma một lần nữa có được thành công lớn bởi ý tưởng thiết kế khai thác lợi thế vị trí ven sông đồng thời giải pháp tạo hình mang đến hình ảnh về địa hình địa phương cũng như những con thuyền ven sông. Chính vì vậy, sau khi được khánh thành, công trình còn có thêm một tên gọi mới Bảo tàng “thuyền” V&A Dundee Museu
Khai thác tính bản địa và đặc trưng tự nhiên từ lâu đã trở thành phong cách - khởi nguồn thiết kế các công trình bảo tàng của KTS tài danh người Nhật Bản - Kengo Kuma. Với công trình bảo tàng mới Victoria & Albert Dundee Museum có vai trò là chi nhánh trưng bày của bảo tàng danh tiếng Victoria & Albert Museum (London, Anh) tại TP Dundee (Scotland), Kts Kengo Kuma một lần nữa có được thành công lớn bởi ý tưởng thiết kế khai thác lợi thế vị trí ven sông đồng thời giải pháp tạo hình mang đến hình ảnh về địa hình địa phương cũng như những con thuyền ven sông. Chính vì vậy, sau khi được khánh thành, công trình còn có thêm một tên gọi mới Bảo tàng “thuyền” V&A Dundee Museu
Hình khối công trình từ phía sông
Kiến trúc khai thác “mạnh” tính bản địa
Việc mở rộng thêm chi nhánh của các bảo tàng lớn trên thế giới đang là xu thế tất yếu, trong đó phải kể đến sự kiện đình đám khi bảo tàng Louvre (Pháp) đã mở một chi nhánh trưng bày mới ở Abu Dhabi do Kts Jean Nouvel thiết kế, Bảo tàng Pompidou (Pháp) đã mở một phòng trưng bày ở Metz do Shigeru Ban và Jean de Gastines thiết kế, Bảo tàng Guggenheim (Hoa Kỳ) đã đề xuất thành lập các phòng trưng bày ở Helsinki, Vilnius và Abu Dhabi. Trong xu thế đó, bảo tàng Victoria & Albert Museum đã thực hiện mở chi nhánh trưng bày mới tại TP Dundee (Scotland), Kts Kengo Kuma đã chiến thắng cuộc thi để thiết kế năm 2010 với ý tưởng về bảo tàng mô phỏng hình ảnh thuyền bên bờ sông đầy ấn tượng.
Sơ đồ mặt bằng tầng trệt công trình
Không gian cảnh quan tận dụng tối đa ưu thế về vị trí xây dựng bên sông
Sau hơn 8 năm xây dựng, ngày 15/09/2018 vừa qua, bảo tàng Victoria & Albert Dundee Museum chính thức được khánh thành mở cửa. Với tổng mức đầu tư lên tới 80 triệu bảng Anh. Là một chi nhánh trưng bày của bảo tàng danh tiếng Victoria & Albert Museum London (Anh) tại vùng đất Scotland, được thiết kế bởi kiến trúc sư tài danh Nhật Bản Kengo Kuma, công trình có cấu trúc ấn tượng.
Kts tài danh Kengo Kuma (Nhật Bản) sinh năm 1954, được biết đến là một trong những kiến trúc sư thiết kế bảo tàng và công trình dân dụng hàng đầu của đất nước mặt trời mọc. Dù vẫn đang là giáo sư giảng dạy tại khoa Kiến trúc Đại học tổng hợp Tokyo, nhưng ông vẫn là chủ trì thiết kế rất nhiều công trình không chỉ trong lãnh thổ Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó rất nhiều các công trình bảo tàng do ông thiết kế đã giành được các giải thưởng quốc tế danh tiếng cũng như được giới chuyên môn và cộng đồng đánh giá cao bởi tính nghệ thuật kết hợp với hiện đại và tính bản địa. Tiêu biểu nhất bao gồm: bảo tàng Kitakami Canal Museum (1994), bảo tàng Bato Hiroshige Museum (2000), Stone Museum (2000), bảo tàng Nagasaki Prefectural Art Museum (2005), bảo tàng Nezu Museum, Minato, Tokyo (2009)...
Được xây dựng trên khu đất khai hoang bên bờ biển, công trình bảo tàng được xem là trung tâm của dự án chuyển đổi khu bến cảnh cũ của TP Dundee với tổng giá trị lên tới 1 tỷ bảng Anh. Mục tiêu của của kiến trúc sư người Nhật Bản hướng đến là tạo nên một công trình bảo tàng cấp quốc gia đầu tiên tại một đất nước thuộc khối liên hiệp Anh, giúp giới thiệu các giá trị văn hóa - lịch sử - cảnh quan, trở thành một trọng tâm mới của đô thị cổ, đồng thời cũng mang mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến với riêng TP Dundee (Scotland).
Hình khối công trình gợi mở hình ảnh chiến thuyền cổ đại
Ý tưởng thiết kế hình khối chính của tòa nhà chính là sự mô phỏng và gợi mở hình ảnh những vách đá đầy kịch tính, một đặc trưng địa chất riêng của vùng bờ biển Scotland. Giải pháp thiết kế ý tưởng cũng hướng đến tạo ra sự kết hợp uyển chuyển giữa các yếu tố thiên nhiên và kiến trúc, và tạo ra một không gian triển lãm, sinh hoạt cộng đồng tầm vóc quốc tế cho đô thị. Giải pháp tổ chức không gian công trình có xu hướng kéo dài về phía dòng sông, với một góc nhọn nhô ra giống như cây cung của một chiếc thuyền.
Chi tiết hình khối mũi thuyền tại góc công trình
Trang trí ánh sáng công trình về đêm
Thiết kế mặt ngoài công trình với các vát góc cạnh ấn tượng
Chính Kts Kengo Kuma - tác giải thiết kế công trình đã nhấn mạnh tại buổi cắt băng khánh thành công trình: "Tôi thực sự yêu thích cảnh quan và thiên nhiên Scotland. Tôi được lấy cảm hứng từ những vách đá đông bắc Scotland - như thể chuyển hóa cuộc đối thoại bất tận của đất và nước và để cuối cùng tạo ra tác phẩm công trình có hình dạng tuyệt đẹp này".
Hình khối công trình từ lối vào chính
Khoảng hở giữa 2 khối công trình tổ chức như một cánh cổng hướng về trung tâm thành phố
Khoảng mở được tạo ra bởi sự tổ hợp 2 khối vát cạnh công trình
Chính vì vậy, phần công trình trung tâm được tổ hợp hình thành bởi hai khối kiến trúc góc cạnh, một đầu vát nhọn vút cao. Cùng với vị trí xây dựng rất đặc biệt, hình ảnh này đã khiến nhiều du khách cảm nhận bảo tàng còn có ngoại hình giống với hình ảnh những chiến thuyến cổ đại to lớn nổi trên mặt biển. Cũng vì thế, bảo tàng còn được đặt thêm tên mới là Bảo tàng “thuyền” Victoria & Albert Dundee Museum.
Sự ấn tượng trên lối vào khu vực sảnh chính
Tiểu cảnh khu vực sảnh chính
Để chiếu tăng cường tối đa khả năng chiếu sáng tự nhiên cho các không gian nội thất, bên cạnh sử dụng hệ vách kính khổ lớn, giải pháp thiết kế cũng sử dụng 2.500 tấm bê tông nằm ngang cho phần mặt tiền công trình. Hệ thống các cấu kiện bê tông này được tổ hợp một cách phức tạp và ngẫu hứng, đóng vai trò như hệ lam chắn bên ngoài công trình trên cơ sở sử dụng công nghệ mô phỏng thực tế ản để kết nối các mảng vật liệu lớn theo chiều đứng tạo nên thành một tổng thể công trình đồng nhất. Từ các không gian sân trong, lối vào, các phòng trưng bày cố định và tiền sảnh đều có một tầm ấn tượng nhìn hướng ra sông.
Không gian khu vực lối vào chính công trình
Những không gian nội thất hòa quyện cùng thiên nhiên
Bên trong nội thất công trình, giải pháp tổ chức công năng cho phép bố trí nhiều không gian chức năng bao gồm các phòng trưng bày ấn tượng, không gian sảnh lớn, các phòng phụ trợ và cả một quán cà phê và cửa hàng đồ lưu niệm ngay bên trong công trình bảo tàng. Các bề mặt tường của không gian nội thất của công trình cũng được hoàn thiện với các tấm panel gỗ tự nhiên, mang đến một chất cảm vật liệu đặc biệt cho khách tham quan.
Thiết kế sảnh trung tâm là không gian trưng bày cơ động
Đặc biệt, khác với nhiều bảo tàng nổi tiếng thế giới thường chỉ tập trung vào khu vực trưng bày cố định cho phần công trình chính,, tổ chức không gian khu vực tầng 1 của công trình bảo tàng lại giành toàn bộ để bố trí là không gian trưng bày cơ động, là nơi tổ chức các kỳ triển lãm cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật cộng đồng đa dạng. Các giải pháp ngăn che cơ động nhưng đầy tính nghệ thuật cũng được tổ chức kèm. Đồng thời, cũng nằm khép kín trong không gian tầng 1, các không gian nhà cafe - nhà hàng rộng lớn đều có thể liên hệ trực tiếp từ khu vực sảnh chính.
Không gian sảnh lễ tân và quầy thông tin
Không gian cầu thang chính
Không gian bán hàng lưu niệm tại khu vực tầng 1
Không gian giải lao cafe nằm ngay sát khu vực trưng bày thiết kế sản phẩm máy tính
Từ khu vực sảnh trung tâm, qua hệ thống cầu thang, khách tham quan có thể trực tiếp tiếp cận các phòng trưng bày cố định của bảo tàng, trong đó trưng bày các bộ sưu tập hiện vật quan trọng về thiết kế và mỹ thuật - lịch sử - là những thành tựu thiết kế của đất nước Scotland. Có hơn 300 tác phẩm chính cùng nhiều hiện vật nhỏ từ khắp nơi thuộc các bộ sưu tập của hệ thống bảo tàng Victoria & Albert cũng như từ các bộ sưu tập cá nhân.
Không gian trưng bày bài trí theo phong cách hiện đại và tối giản
Không gian trưng bày các hiện vật thiết kế đồ gia dụng
Khu vực trung tâm là không gian trưng bày thiết kế Scotland với trang trí nội thất được xây dựng lại theo cấu trúc nguyên bản Phòng làm việc Ingram Street Tearooms của Charles Rennie Mackintosh - vị cha đẻ của dòng máy tính huyền thoại. Cùng với đó, khu trưng bày Oak Room, với cấu trúc nội thất ốp gỗ sồi ấn tượng là nơi trưng bày các tài liệu lưu trữ từ năm 1971, đã được khôi phục và xây dựng lại sau khi bị phá hủy trong thời gian trước đây thông qua quan hệ đối tác giữa V & A Dundee, Glasgow Museums và Dundee City Council. Trong không gian phòng Oak Room, mọi người đều cảm nhận được sự nhạy cảm - tính kết nối và tôn trọng thiên nhiên qua giải pháp thiết kế trang trí nội thất.
Chi tiết nội thất phòng ốp gỗ Oak room
Khu trưng bày chủ đề Mechlin design replay
Không gian trưng bày thiết kế mẫu xe hơi mới
Công trình là nơi được người dân đến tham quan và thư giãn
Ngay sau khi cắt băng khánh thành, hàng loạt các hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa cộng đồng đã được tổ chức tại bảo tàng. Buổi triển lãm mở đầu của bảo tàng được gọi là Chiều nghiêng của Biển - Ocean Liners: Speed and Style. Nó được tổ chức bởi V & A và Bảo tàng Peabody Essex ở Salem, Massachusetts.
Nguyễn Thị Hải Vân