Estonia, một đất nước nhỏ khu vực Baltic, với nền văn hóa và lịch sử hào hùng. Là một phần trong kế hoạch phát triển đồng bộ kinh tế và xã hội, tái thiết đất nước, Bảo tàng quốc gia Estonia (Estonia National Museum) đã được thi tuyển thiết kế và hoàn thành xây dựng vào năm 2016. Với hình dáng khối hộp độc đáo, công trình đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết, công nghệ và bản sắc dân tộc Estonia.
Công trình: Bảo tàng quốc gia Estonia.
Thiết kế: Công ty kiến trúc DTG.
Địa điểm xây dựng: Thủ đôTartu, Estonia.
Quy mô xây dựng: 34.000 m2 sàn
Năm hoàn thành: 2016
Công trình có vị trí độc đáo và hòa nhập với cảnh quan
Trong suốt thế kỷ XIX, Estonia trải qua một ‘thời kỳ của sự thức tỉnh’ với sự phát triển mạnh của một ý thức hệ quốc gia bao gồm thành lập được các cơ sở văn học ngôn ngữ tiếng Estonia, hệ thống sân khấu và nền âm nhạc chuyên nghiệp, cũng như sự hình thành bản sắc dân tộc của Estonia. Estonia bước đầu giành được độc lập khỏi ách thống trị của Nga Hoàng trong những năm 1920. Trong Thế chiến II, Estonia đã bị chiếm đóng bởi phát xít Đức và trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên bang Liên Xô vào năm 1944.
Estonia thực sự tuyên bố độc lập ngày 20 tháng 8 năm 1991 và gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2004. Từ đó đến nay, đất nước đã bắt tay vào một chương trình nhanh chóng cải cách xã hội và kinh tế. Việc tạo ra các Bảo tàng Quốc gia mới Estonia, được đặt tại thành phố Tartu, là minh chứng cho sự tìm kiếm sự thức tỉnh niềm tự hào trong bản sắc dân tộc và lịch sử văn hóa độc đáo. Cuộc thi quốc tế để thiết kế và đầu tư xây dựng đã được tiến hành khẩn trương. Phương án thiết kế bảo tàng đề xuất bởi các kiến trúc sư DTG cho Bảo tàng này đã thách thức sự tối giản và hiện đại.
Mặt đứng công trình
Mặt đứng công trình nhìn từ hồ nước
Tổng thể công trình về đêm
Thay vì xây dựng công trình trên các vị trí sắn có được chính quyền thành phố đề xuất, DTG đã chọn một căn cứ quân sự của Liên Xô gần như các thiết lập cho Bảo tàng thể hiện tinh thần rũ bỏ nỗi đau về của một quá khứ lịch sử đầy biến động. Phương án thiết kế bảo tàng mới sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong sự hồi sinh về vật chất lẫn tnh thần cho người dân. Một giải pháp thiết kế độc đáo, trên một vị trí đặc biệt của bảo tàng sẽ cho phép đạt được điều này. Vị trí đặc biệt này khiến công trình Bảo tàng quốc gia Estonia trở thành cầu nối trên trục cảnh quan giữa khu sân bay quốc tế và trung tâm đô thị
Không gian sân vườn tiểu cảnh phía trước công trình
Ấn tượng ban đầu về thiết kế công trình là khối vuông có một đầu ăn sâu vào đồi đất, bắc qua một hồ tự nhiên nhỏ. Điều này cũng cho phép công trình có được những góc cảnh quan rất đặc biệt, từ hồ nước đến gò đất nhỏ, rừng cây bao quanh. Khối công trình chính chạy dài với một đầu kết thúc nhô cao cũng cho phép tạo nên ấn tượng về sự phát triển đi lên, cũng như dấu ấn của một công trình bảo tàng hiện đại th
Hình khối vuông công trình độc đáo và ấn tượng
Hình khối vuông chạy dài với hệ thống mái chìa mở rộng “không giới hạn” mang lại cảm giác thăng hoa và bay bổng cho người xem cũng như tạo sự hòa nhập với cảnh quan xung quanh. Thiết kế theo giải pháp mở với hệ thống kính mặt tiền chạy dài cũng cho phép hòa nhập giữa cảnh quan xung quanh và nội thất bên trong công trình. Với hơn 34 000 m², công trình sau khi hoàn thành sẽ là nơi trưng bầy các bộ sưu tập bao gồm hệ thống 140.000 các hiện vật độc đáo các loại cấp quốc gia.
Hệ thống vách kính có trang trí hoa văn truyền thống khắc nổi trên mặt tiền
Không gian sảnh chính
Nội thất không gian sảnh chính
Các không gian trưng bầy cũng được thiết kế bố trí trưng bầy hiện vật theo ngôn ngữ hiện đại và cách bài trí ấn tượng, trên cơ sở ứng dụng các công nghệ chiếu sáng và trình chiếu phục vụ trưng bầy công nghệ cao.
Không gian trưng bầy có sử dụng công nghệ chiếu sáng và trình chiếu hiện đại
Không gian trưng bầy thuyền và các phương tiện đường thủy truyền thống
Không gian trưng bầy trải nghiệm về nếp sống cổ
Không gian trưng bầy về trang phục thời trang hiện đại
Không gian trưng bầy về trang phục truyền thống
Người xem không chỉ đơn thuần chiêm ngưỡng các mẫu hiện vật mà còn được tham gia trải nghiệm ở một số không gian trưng bầy tương tác.
Khu vực tương tác cho khách tham quan
Thiết kế công trình mới cũng cho phép tổ hợp đầy đủ các chức năng chính bên cạnh không gian triển lãm trưng bầy như không gian sinh hoạt biểu diễn văn hóa cộng đồng, khu vực nghiên cứu và học tập.
Không gian quầy lễ tân
Không gian phòng học và nghiên cứu
Không gian phòng ăn tập thể
Đây cũng là một công trình đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao trên cơ sở ứng dụng các giải pháp thiết kế và công nghệ. Đối với khí hậu lạnh giá, hệ thống vách kính chạy dài trên mặt tiền cho phép hấp thụ tối đa ánh sáng mặt trời giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhân tạo cho sưởi ấm và chiếu sáng cho không gian nội thất. Trên mái công trình, hệ thống pin năng lượng mặt trời công nghệ cao cũng được lắp đặt cho phép tạo nên 30% điện năng cung cấp cho công trình.
ThS.Nguyễn Hải Vân