Thứ Tư, 09/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/09/2017 00:00 2829
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thiết kế Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah mới khánh thành thể hiện sứ mệnh thắp sáng thế giới tự nhiên thông qua truyền tải các thông điệp về lịch sử và trải nghiệm văn hoá lẫn nhau bởi cách tạo dựng một môi trường tương tác có sự tham gia của con người vào không gian và thời gian của hiện tại, quá khứ và tương lai. Nằm trong hệ thống các bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Hoa Kỳ, với ngôn ngữ thiết kế định vị theo hình ảnh thực và tính biểu trưng của thiên nhiên,công trình Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Utah được đánh giá là một trong những công trình bảo tàng ấn tượng, có giá trị cả về kiến trúc lẫn khoa học bởi hệ thống hiện vật trưng bày phong phú ấn tượng, góp phần tham gia cung cấp kiến thức về lịch sử xã hội - tự nhiên cho các thế hệ trẻ, điểm khởi đầu cho các phát kiến khoa học lịch sử - tự nhiên trong tương lai.

Thiết kế Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah mới khánh thành thể hiện sứ mệnh thắp sáng thế giới tự nhiên thông qua truyền tải các thông điệp về lịch sử và trải nghiệm văn hoá lẫn nhau bởi cách tạo dựng một môi trường tương tác có sự tham gia của con người vào không gian và thời gian của hiện tại, quá khứ và tương lai. Nằm trong hệ thống các bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Hoa Kỳ, với ngôn ngữ thiết kế định vị theo hình ảnh thực và tính biểu trưng của thiên nhiên,công trình Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Utah được đánh giá là một trong những công trình bảo tàng ấn tượng, có giá trị cả về kiến trúc lẫn khoa học bởi hệ thống hiện vật trưng bày phong phú ấn tượng, góp phần tham gia cung cấp kiến thức về lịch sử xã hội - tự nhiên cho các thế hệ trẻ, điểm khởi đầu cho các phát kiến khoa học lịch sử - tự nhiên trong tương lai.

Phối cảnh tổng thể công trình.

Kiến trúc mặt ngoài phía nam của công trình.

Mặt đứng công trình về đêm với ánh sáng trang trí.

Sau hơn 2 năm xây dựng, Bảo tàng rộng 120,000 m2đã hoàn thành vào năm 2011,công trình được xây dựng ở chân núi của dãy núi Wasatch, có vị trí nổi bật ở ngoại vi thành phố và trong khuôn viên Đại học tổng hợp Utah. Công trình cũng nằm bên bờ cao của hồ chứa Bonneville với tầm nhìn ngoạn mục hướng ra hồ Great Salt, dãy núi Oquirrhs, mỏ đồng Kennecott, núi Olympus và thành phố Salt Lake (Bang Utar, Hoa Kỳ).

Hình khối công trình mô phỏng hòa nhập hoàn toàn với tự nhiên.

Được thực hiện bởi 2 nhóm kiến trúc sư Polshek Partnership và GSBS tại Salt Lake City thiết kế, ý tưởng thiết kế công trình được bắt đầu từ một chuyến thám hiểm mở rộng trên khắp Utah vào mùa hè năm 2005. Hành trình này của nhóm kiến trúc sư giúp nhận diện các bản sắc đặc trưng của địa điểm xây dựng thuộc bang Utah - Một bang thuộc khu vực trung tây nước Mỹ, khởi đầu cho việc phát triển một thiết kế kiến trúc độc đáo. Phong cảnh đặc trưng của địa phương với núi đồi và cây bụi kiểu savan bán hoang mạc vùng Utah và các yếu tố thiên nhiên bản địa, con người tự nhiên đã trở thành nền tảng cho một ý tưởng thiết kế kiến ​​trúc công trình tạo ra những trải nghiệm khám phá cho du khách và thúc đẩy sự học hỏi về các thông tin tự nhiên, lịch sử được trưng bày bên trong bảo tàng. Với hình khối độc đáo mô phỏng các dẫy núi đá vôi trùng điệp, sử dụng cấu trúc bê tông cốt thép và kính hiện đại, tòa nhà cung cấp không gian trưng bày cần thiết để trưng bày giới thiệu hệ thống các bộ sưu tập hiện trưng bày độc đáo.Bên cạnh chức năng trưng bày giới thiệu cho rộng rãi công chúng, bảo tàng cũng đóng vai trò là cơ sở hỗ trợ công tác nghiên cứu và giáo dục đại học và sau đại học tại Đại học Utah.

Không gian vườn phía Bắc với địa hình hoàn toàn tự nhiên.

Các nét gấp khúc trên ngôn ngữ kiến trúc mặt đứng mô phỏng dãy núi đá vôi.

Tòa nhà được thiết kế với ngôn ngữ kiến trúc là một phần mở rộng trừu tượng và chuyển đổi của địa hình tự nhiên. Các cấu trúc gấp nếp bên mặt tiền công trình, cách chuyển khối cũng như mầu sắc của vật liệu hoàn thiện mô tả và hòa nhập tuyệt đối với phong cảnh tự nhiên của khu vực cũng như các chất liệu và mầu sắc nâu vàng của đá, đất, khoáng chất và mầu xanh của thực vật trong tự nhiên.

Thiết kế cũng nhấn mạnh triết lý về sự kết nối giao hòa với thiên nhiên, xóa nhòa ranh giới giữa tự nhiên và nhân tạo, nhấn mạnh sự hạn chế tác động thô bạo từ các hoạt động xây dựng công trình của con người tới môi trường tự nhiên, đặt ý thức của con người vào mối quan hệ bảo vệ môi trường.

Cấu trúc mái nhẹ che nắng phần sân thượng công trình.

Cấu trúc trần nội thất với các nhịp điệu uốn lượn mô phỏng cấu trúc địa chất tự nhiên.

Vật liệu hoàn thiện bên ngoài của công trình được thiết kế với mầu sắc và độ cảm bắt nguồn từ cảnh quan bằng cách nhắc lại lịch sử địa chất và khoáng vật học của Utah cũng như thể hiện dưới dạng dạng tự nhiên. Các tấm đồng tạo thành lớp da của công trình, kéo dài từ phía trên đỉnh theo các góc và diện mô tả các cấu trúc địa vật lý tạo ra kim loại trong tự nhiên. Tấm dán hợp kim đồng - kẽm cũng giúp tăng cường sự đa dạng tinh tế của lớp vỏ bọc đồng tự nhiên. Mặt đứng bằng đồng đúc được khớp nối thành những dải ngang có chiều cao khác nhau cũng là cách để mô phỏng sự phân tầng địa chất trên lớp vỏ tòa nhà.

Chi tiết cấu trúc nếp gấp với vật liệu đồng hoàn thiện mặt ngoài công trình.

Chi tiết vật liệu hoàn thiện sân vườn với các vật liệu tự nhiên.

Hệ thống vách kính trên mặt tiền.

Với địa hình xây dựng trên sườn dốc, các khối cắt thẳng mạnh mẽ dứt khoát cũng mô phỏng lại các ngọn núi phía trên, đồng thời cho phép tổ chức các lớp lấy sáng và thông gió tự nhiên, tạo nên các ý niệm mới về một công trình bảo tàng xanh, tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sự hiểu biết và tư duy của rộng rãi công chúng trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là năng lượng để bảo vệ môi trường. Bảo tàng được thiết kế để đạt chứng chỉ Công trình xanh LEED Gold của Hoa Kỳ, tức chứng chỉ kiến trúc bền vững và thân thiện với môi trường, theo tiêu chuẩn của Hội Kiến trúc Hoa Kỳ, chịu đựng được các trận động đất lớn trên 7.0 độ Richter.

Cấu trúc cây bụi trồng bên trông khuôn viên sân vườn công trình.

Không gian sân trước công trình.

Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái công trình.

Bên trong nội thất, có tổng cộng 10 phòng trưng bày lớn, với hàng loạt biểu trưng từ xưa đến nay, bao hàm rộng trên nhiều phương diện. Thông qua giải pháp tổ chức một không gian sảnh công cộng rộng lớn ở trung tâm với tên gọi Canyon cho phép phân chia công trình thành 02 cánh không gian trưng bày thực nghiệm với 2 lối vào tiếp cận đồng bộ. Các không gian ở khối công trình cánh phía Bắc bao gồmcác chức năng hỗ trợ nghiên cứu và học tập về lịch sử tự nhiên hệ thống các phòng thí nghiệm nghiên cứu, phòng thí nghiệm bảo tồn, khu vực kho lưu trữ bảo quảnhiện vật và khu vực hành chính quản lý.

Sơ đồ mặt bằng tầng 1 công trình.

Các khối nhà cánh phía Nam là không gian trưng bày, với những bộ sưu tập có chủ đề từ thời kỳ tiền sử cho đến hiện đại thông qua các bối cảnh và chủ đề câu chuyện trưng bày giải nghĩa và hướng dẫn công chúng khám phá sự cân bằng tinh tế của cuộc sống trên trái đất và lịch sử tự nhiên. Công trình còn có 18 phòng hội nghị và phòng nghiên cứu rộng rãi.

Không gian sảnh vào công trình.

Nội thất không gian trưng bày tầng 1.

Nội thất không gian tầng 2 bên trong bảo tàng.

Không gian bàn ăn với cảnh quan bên trong công trình.

Không gian nhà ăn và café.

Tại không gian sảnh trung tâm Canyon, thiết kế tổ chức các cây cầu dẫn và bậc thang lưu thông theo chiều dọc giúp tạo ra các trải nghiệm khám phá rất thú vị cho khách tham quan. Cấu trúc giếng trời trên cao cho phép ánh sáng tự nhiên thâm nhập vào không gian nội thất làm cho không gian tràn ngập cảm xúc của thiên nhiên cũng như nâng cao quy mô và truyền cảm hứng của không gian trưng bày.

Không gian sảnh trung tâm với hệ thống cầu dẫn trên cao.

Không gian trưng bày các hiện vật gốm lịch sử khu vực Châu Mỹ.

Về hiện vật trưng bày, bảo tàng là nơi lưu trữ và bảo tồn các bộ sư tập hiện vật đồ sộ vềlịch sử - văn hóa - tự nhiên như các vết tích văn hóa cổ xưa, từ các đồ sành sứ của thổ dân da đỏ, cho đến các bộ xương cốt khủng long mới được phát hiện gần đây.

Chi tiết hiện vật trưng bày xương khủng long hóa thạch.

Tường trưng bày các mẫu hóa thạch.

Hiện vật trưng bày với khung cảnh và câu chuyện tái hiện chân thực.

Hiện vật trưng bày với ánh sáng trình chiếu hiện đại.

Hệ thống trưng bày kiểu tương tác bên trong nội thất trưng bày.

Hiện tại có khoảng từ 3,500 - 4,000 du khách tham quan mỗi ngày. Với ngôn ngữ kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày phong phú và đa dạng, bảo tàng hiện nay được xếp loại là Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên lớn nhất vùng Trung-Tây Hoa Kỳ trong hệ thống các bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia.

Bộ sưu tập xương khủng long trưng bày với nhiều giải pháp thuyết minh và tương tác cho khách tham quan.

Hệ thống trưng bày phục vụ giáo dục thiếu nhi về lịch sử tự nhiên.

Khách tham quan tại hệ thống trưng bày.

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Bảo tàng “khối hộp” - Bảo tàng quốc gia Estonia

Bảo tàng “khối hộp” - Bảo tàng quốc gia Estonia

  • 29/12/2016 02:46
  • 2742

Estonia, một đất nước nhỏ khu vực Baltic, với nền văn hóa và lịch sử hào hùng. Là một phần trong kế hoạch phát triển đồng bộ kinh tế và xã hội, tái thiết đất nước, Bảo tàng quốc gia Estonia (Estonia National Museum) đã được thi tuyển thiết kế và hoàn thành xây dựng vào năm 2016. Với hình dáng khối hộp độc đáo, công trình đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết, công nghệ và bản sắc dân tộc Estonia.