Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/03/2019 15:02 6367
Điểm: 2/5 (1 đánh giá)
(Tổ Quốc) - Từ một món đồ thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt từ quá khứ, đèn dầu đã trở thành một thú vui sưu tầm với nhiều người ở thời điểm hiện tại.

"Sống đèn dầu, chết kèn trống" một câu tục ngữ xa xưa của người Việt mang ý nghĩa rằng việc đưa tang, phải có kèn trống mới đủ nghi lễ cũng như người sống không thể thiếu dầu đèn thắp sáng. Đèn dầu hay còn gọi là đèn Hoa Kỳ là một loại đèn phát sáng do ngọn lửa đốt bằng dầu hỏa. Chiếc đèn dầu đầu tiên được al-Razi (Rhazes) ở Baghdad thế kỉ 9 mô tả trong cuốn Kitab al-Asrar (Sách về các điều bí mật), ông gọi nó là "naffatah". Chiếc đèn dầu hiện đại do nhà phát minh người Ba Lan, Ignacy Łukasiewicz, chế tạo ra vào năm 1853.

Đèn dầu: Từ vật dụng thiết yếu trong quá khứ đến thú sưu tầm, gìn giữ văn hóa của người Việt - Ảnh 1.

Những chiếc đèn dầu xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thể kỉ 19 đầu thế kỉ 20

Tại Việt Nam, đèn dầu bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Thời đó, người dân Việt Nam vẫn đang có thói quen dùng dầu lạc hay nến để thắp sáng thay vì dùng dầu hỏa. Phải mất một thời gian dài sau đó, đèn dầu Hoa Kỳ mới có thể thay thế những đĩa đèn dầu lạc và những ngọn nến.

Ngày nay, ngoại trừ các vùng sâu vùng xa chưa có lưới điện quốc gia, đèn dầu không còn là loại phương tiện chiếu sáng thông dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, đèn dầu vẫn còn được đặt trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để "giữ lửa" và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp. Không còn vị trí trong cuộc sống hàng ngày của người dân, đèn dầu cổ đã trở thành một thú chơi cho những người sưu tập.

Một thú chơi rất "lành" nhưng không hề rẻ

Là một trong số những người có thú vui sưu tập đèn dầu, anh Trần Thanh Tùng (Hà Nội) cho biết, quá trình bắt đầu sưu tập đèn dầu từ năm 2010. So với sưu tập đồng hồ, xe cổ thì sưu tập đèn dầu kén người chơi hơn bởi ngoài sự đam mê còn cần có kinh tế và mối quan hệ. Bên cạnh đó, người chơi đèn dầu còn cần phải có mắt nhìn và phải biết cách ghép đồ sao cho vừa ý.

Đèn dầu: Từ vật dụng thiết yếu trong quá khứ đến thú sưu tầm, gìn giữ văn hóa của người Việt - Ảnh 2.

Anh Trần Thanh Tùng cùng bộ sưu tập đèn dầu

"Khi tôi đi sưu tập những món đồ khác thì thấy đèn dầu và bắt đầu cảm thấy hứng thú, cảm thấy món đồ này khá lành và bắt đầu sưu tập. Có những chiếc được thiết kế theo phong cách quý tộc ngày xưa, mang một vẻ đẹp riêng và rất cuốn hút"- Anh Tùng chia sẻ.

So với những chiếc đèn dầu cổ ngày xưa được người Việt ưa dùng, đèn dầu cách tân có cấu tạo phức tạp hơn. Nếu một chiếc đèn dầu ngày xưa được người Việt dùng cấu tạo gồm một bầu đựng dầu, thường làm bằng kim loại hay thủy tinh, một sợi bấc, thường được dệt bằng sợi bông, đoạn dưới nhúng trong dầu để hút dầu lên trên, đoạn trên nhô lên khỏi bầu đèn và thường được chỉnh độ dài bởi một hệ thống núm vặn thì một chiếc đèn dầu hiện tại được tạo nên rất cầu kỳ.

Một chiếc đèn dầu gồm 3 phần, người chơi có thể tháo lắp, thay đổi để có được một chiếc đèn phù hợp với ý muốn.

"Ví dụ như phần bầu của đền được làm bằng thủy tinh pha lê, người công nhân sẽ phải tráng 2,3 lần rồi đem mài mới ra được màu chuẩn. Phần chân của chiếc đèn cũng được làm bằng phương pháp kĩ thuật rất khó của người Pháp là nung men trên đồng. Hiện tại người Trung Quốc đã làm rất nhiều nhưng kĩ thuật của họ không thể thể hiện được màu của thời gian và độ sắc nét"- Anh Trung chia sẻ.

Việc sưu tầm đèn dầu cũng tương đối đắt đỏ với những người có hứng thú. Theo anh Trung cho biết, dù rất khó để định giá được một món bởi rất ít người mua nguyên chiếc mà thường mua làm 3 phần để có thể lắp ghép tạo ra những chiếc đèn mới. Giá của những bộ phận có thể giao động từ một vài trăm ngàn cho đến hàng chục triệu Việt Nam đồng. Được biết, ở thời điểm hiện tại, chiếc đèn dầu hoàn chỉnh có giá cao nhất rơi vào khoảng 10.000 đô la Mỹ.

Như một cách để gìn giữ nét văn hóa Việt

Trong bộ sưu tập đèn của mình, ngoài những chiếc đèn mang phong cách cách tân, có tuổi đời hàng thế kỷ, anh Trung vẫn luôn giành một góc trang trọng để đặt những chiếc đèn dầu cũ mang phong cách, dấu ấn của người Việt xưa.

Đèn dầu: Từ vật dụng thiết yếu trong quá khứ đến thú sưu tầm, gìn giữ văn hóa của người Việt - Ảnh 4.

Việc sưu tập đèn dầu cũng như một cách giữ lại những nét văn hóa của người Việt Nam

Hình ảnh chiếc đèn dầu vốn đã trở nên gần gũi với người Việt Nam càng được khắc họa rõ nét thông qua những lời kể, câu chuyện được ghi lại về người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm giúp cho những chiến sĩ bộ đội Việt Nam vượt qua khó khăn giải phóng đất nước.

"Thực ra những người chơi đồ cổ, đồ cũ ngày xưa đều có mục đích, tâm lý gìn giữ lại những gì thuộc về quá khứ. Đối với bản thân tôi đã từng trải qua thời kỳ bao cấp, chiếc đèn dầu đã trở thành vật dụng gắn liền với mình gần nửa cuộc đời. Khi tôi học đại học, kí túc xá thường tắt điện vào lúc 9 giờ tối. Nếu muốn học tiếp mình phải sử dụng đèn dầu. Do vậy, đối với những chiếc đèn dầu này, ngoài giá trị về tinh thần, sưu tập thì cũng mang lại cho mình kỉ niệm về một thời kì đáng nhớ"- Anh Trung chia sẻ./.

Bạch Dương

http://toquoc.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4304

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Đồ gốm Đông Nam Á Thế kỷ 15 (Tiếp theo và hết)

Đồ gốm Đông Nam Á Thế kỷ 15 (Tiếp theo và hết)

  • 14/03/2019 15:21
  • 9781

3. Đồ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ 15. 3.1. Đồ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ 15 tìm được ở khu khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long. Đồ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ 15 tìm được ở Hoàng thành Thăng Long cũng phần nào phản ánh tình hình giao lưu với Đại Việt. Chẳng hạn, loại đĩa gốm men ngọc, gờ miệng cắt khấc, thành cong gãy, chân đế thấp, lòng phẳng khắc bông sen, men phủ trong ngoài màu xanh ngọc rạn. Đây là sản phẩm gốm lò Phúc Kiến thế kỷ 15.