2. Tàu cổ Cà Mau (1723- 1735)
2. Tàu cổ Cà Mau (1723- 1735)
Tháng 8 năm 1998 đến tháng 10 năm 1999, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Công ty Visal và Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã tổ chức khai quật khảo cổ học con tàu cổ ở vùng biển tỉnh Cà Mau. Phụ trách khai quật là TS. Nguyễn Đình Chiến và nhóm chuyên gia khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) cùng nhóm chuyên viên lặn của Visal có bằng cấp quốc tế 3.1U. Con tàu nằm ở độ sâu 35m và chỉ còn dấu vết chiều dài khoảng 24m và rộng gần 8m. Số lượng cổ vật thu được từ con tàu gồm hơn 60 nghìn chiếc. Tập trung cao nhất là đồ gốm sứ men trắng vẽ lam và kết hợp vẽ nhiều màu, sản xuất từ Trung Quốc vào đời Ung Chính (1723-1735). Đặc biệt công trình khai quật tàu cổ Cà Mau chỉ có thợ lặn Việt Nam đảm nhiệm.
Sau khi khai quật kết thúc, chúng tôi cũng hoàn thành báo cáo khoa học: Kết quả khai quật khảo cổ học dưới nước tàu cổ Cà Mau (Nguyễn Đình Chiến, 2002a). Sở Văn hoá - Thông tin Cà Mau và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) đã tạo điều kiện cho chúng tôi biên soạn và xuất bản cuốn sách "Tàu cổ Cà Mau - The Ca Mau Shipweck, 1723 - 1735" (Nguyễn Đình Chiến, 2002b). Vào năm 2005, từ kết quả nghiên cứu khai quật khảo cổ học Tàu cổ Cà Mau, chúng tôi đó tham gia Hội nghị quốc tế: Một thế kỷ khảo cổ học ở Việt Nam (Nguyễn Đình Chiến, 2005). Chúng tôi cũng đề cập đến tài liệu Tàu cổ Cà Mau trong một số hội nghị quốc tế như Bảo tồn di sản văn hoá dưới nước tổ chức ở Hồng Kông năm 2006 (Nguyễn Đình Chiến, 2005); Giao lưu văn hoá giữa Châu Âu và Đông Nam Á thế kỷ 16 - 18 tổ chức ở Đài Loan năm 2007 (Nguyễn Đình Chiến, 2006b).
Khai quật khảo cổ học Cà Mau còn được trình bày trong Catalogue đấu giá của Sotheby's Amsterdam năm 2007 (Sotheby's Amsterdam, 2007a, p11 - 13). Với tiêu đề: Scientific Background in trong tập sách The Cà Mau Shipwreck porcelain from the collection of Dr. Zelnik (Nguyễn Đình Chiến, 2009, pp.22 - 66 ), bạn đọc lại có dịp tiếp cận toàn bộ nội dung cuốn sách Tàu cổ Cà Mau đó xuất bản năm 2002.
Cùng với 2 đồng tiền Khang Hy Thông bảo, trong sưu tập đã tìm thấy hơn 20 chiếc chén sứ hoa lam và men ngọc, dưới đáy viết 4 chữ Hán 雍 正 年 製 Ung Chính niên chế (chế tạo trong niên hiệu Ung Chính). Lại có cả loại bát sứ hoa lam đường kính 12cm, cao 5,2cm, vẽ hoa dây và chữ Thọ, dưới đế viết 6 chữ Hán: 大清 雍 正年製 Đại Thanh Ung Chính niên chế (Fig15-16).
Chính vì vậy, đây là những thông tin cơ sở cho việc xét đoán niên đại của hàng hóa trong tàu là khoảng niên hiệu Ung Chính (1723-1735).
Đặc biệt thú vị là con dấu bằng đá tìm thấy trong tàu Cà Mau (The Ca Mau Shipwreck,2009, tr.25) và (Nguyễn Đình Chiến, 2002b, tr.234) đó được giải mã bởi tác giả Paul A. Van Dyke, PGS Lịch sử - Trường Đại học Ma Cao (Sotheby’s Amsterdam, 2007, p.14-15). Theo tác giả này ở thế kỷ XVIII có khoảng 30 chiếc thuyền Trung Quốc cập cảng Đông Nam Á và mỗi năm một số thuyền đến Batavia (Jakata ngày nay). Họ tên của một số thuyền Trung Quốc được nhắc tới như Zhang, Ye, Cai, Qiu, Yan, Chen, and Pan. Dấu ấn bằng đá trong tàu cổ Cà Mau được đọc là Pan Tingcai. Ông này có thể là một chủ hàng hoặc là một người giúp thuyền trưởng tàu Cà Mau (Fig17).
Đời Ung Chính chỉ kéo dài 12 năm, cho nên những thông tin mới về đồ gốm sứ trong tàu cổ Cà Mau hẳn sẽ có nhiều đóng góp quan trọng vào nhận thức của chúng ta.
Hàng hoá đồ gốm sứ trong tàu đó được chúng tôi phân loại đánh giá và đưa ra kết luận về nguồn gốc sản xuất (Nguyễn Đình Chiến, 2002b, tr.52-54). Những loại hàng hoá khác ngoài đồ gốm sứ bằng chất liệu đá hay đồng, chiếm số ít và dường như đó là các đồ dùng của thủ thuỷ đoàn. Những chậu đồng thau, khoá đồng, hộp đồng, miếng đá nhỏ hình mặt hổ phù – stone talislman (The Ca Mau Shipwreck, tr.25), nghiên mực đá mang đặc điểm đồ dùng của người Trung Quốc (The Ca Mau Shipwreck, tr.26-27)… Ngoài ra, con tàu còn chở theo 2,4 tấn kim loại bao gồm 386 hình khối, 2 mặt trên và dưới hình chữ nhật, 2 mặt bên hình thang, mỗi thỏi nặng từ 15 đến 18 kg. Theo kết quả phân tích thành phần kim loại của Sở Văn hoá Thông tin Bình Thuận thì 99% là kẽm (Zn) .Giáo sư Christiaan J.A. Jorg, trong bài “The Ca Mau porcelain cargo” in trong Aucion Catalogue, đó cho rằng hàng gốm sứ trong tàu Cà Mau thuộc 2 phong cách (styles) tiếp nối phong cách Kangxi và loại mới theo phong cách Yongzheng và niên đại của tàu cổ Cà Mau là vào khoảng 1725 (Sotheby’s Amsterdam, 2007, p.16-19).
Qua phân loại, thống kê đồ gốm men và đồ sứ tàu cổ Cà Mau, chúng tôi đã thấy xuất hiện nhiều chủng loại thuộc nhiều dòng men khác nhau. Song, chung quy lại, nguồn gốc sản xuất thuộc về các khu vực là gốm sứ Cảnh Đức trấn tỉnh Giang Tây và vùng xung quanh; lò gốm sứ Đức Hoá tỉnh Phúc Kiến và khu lò gốm Quảng Châu Tây Thôn, Tiên Sơn Thạch Loan thuộc tỉnh Quảng Đông.
Đồ gốm men trong tàu cổ Cà Mau có loại hình đặc biệt như chiếc ấm tạo hình chú khỉ ngồi xổm, 2 tay nâng vòi cong có đính lá và quả đào. Nắp ấm là chỏm đầu khỉ. Toàn thân và đầu khỉ phủ men nâu nhưng mặt khỉ không men, vòi men trắng. Các đầu tượng trâu, kỳ lân, hươu đều thấy dùng men nâu và trắng. Lò gốm Quảng Châu còn có thể là nơi sản xuất loại đĩa và chén uống trà, âu có nắp, choé, ống bút nhiều cỡ với lối bổ ô hình thấu kính hay hình chiếc lá, men trắng trên nền nâu, trong ô men trắng lại vẽ nhiều màu trên men.
Đồ gốm men nhiều màu với các màu trắng, xanh rêu, vàng và nâu đã thấy dùng trên một số loại hình bát đĩa, thìa lá, lâu thuyền, thuyền rồng, các loại tượng, âu có nắp. Nhóm tượng gốm men nhiều màu cũng rất đẹp bao gồm các cặp tượng người cưỡi ngựa, em bé nằm trên lưng trâu, tượng sư tử men xanh rêu và vàng, tượng chim vẹt, "ba người bạn''. Các đĩa gốm men nhiều màu, đường kính 21,5 cm, có nét chung về kỹ thuật thể hiện in nổi và khắc các hoa văn với đề tài phổ biến là hoa lá, hoa chim, sư tử hí cầu, chim phượng bay, cá vượt vũ môn, thực sự tạo ra một mảng màu hấp dẫn và mới lạ (Fig18-24).
Đồ sứ trong tàu cổ Cà Mau thuộc các dòng men
- Đồ sứ men trắng, men trắng và nâu vẽ nhiều màu trên men gồm các loại hình: Chén, đĩa, ống bút, choé, âu có nắp. Đồ sứ men trắng vẽ nhiều màu trên men với 14 loại: Đĩa, chén, ống bút, choé, tách, ấm, bình, lọ, khay, ấm, tượng, thìa.
- Đồ sứ hoa lam có những loại độc đáo, dường như xuất hiện lần đầu tiên như lư hương, ang, chậu, kendi vẽ phong cảnh nhân vật, hộp sứ hoa lam vuông, ấm cao vẽ lam và nhiều màu (Fig30-38).
Hoa lam kết hợp với men nâu, hoa lam với vẽ nhiều màu trên men: bộ bát và đĩa có miệng hình lục giác, hình thoi hay tròn, tách, ấm, âu, hộp, tượng (Fig25-26).
- Đồ sứ men nhiều màu nặng lửa gồm những loại như lư hương, bát, đĩa và lọ trang trí vẽ lam và nhiều màu dưới men. Đây cũng là loại đồ sứ cực kỳ hiếm quý dưới thời Thanh (Fig27).
- Đồ sứ men ngọc và thúy lam lam như chén, lọ, bát, lư hương, hộp, tượng. Riêng bát có loại men ngọc bên ngoài, bên trong vẽ lam (Fig28-29).
Trong đó, chất lượng đồ sứ loại tốt nhất vẫn thuộc về đồ sứ hoa lam với 17 loại khác nhau, từ các loại đĩa sứ cỡ lớn, và cỡ trung bình dùng đựng đồ ăn, đĩa và chén trong bộ đồ uống trà cho đến các loại khác như bát, choé, tách, ấm, lư hương, ang, chậu, hũ, bình, lọ, kendi, ống nhổ, hộp... Đồ thị biểu hiện số lượng cao nhất là loại đĩa với 199 mẫu, chén 181 mẫu, thứ đến là nắp các loại với 73 mẫu, ấm và tượng mỗi loại 25 mẫu, số mẫu ít nhất là nậm 3, lâu thuyền 2 (Nguyễn Đình Chiến, 2002b, tr. 57).
TS.Nguyễn Đình Chiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Christie's Amsterdam, 1992. The Vung Tau cargo, Chinese export porcelain. Auction Catalogue.
Jorg, Christian & Michael Flecker,2001.Porcelain from the Vung Tau wreck. The Hallsrom Excavation, Sun Tree publishing, UK.
Nguyễn Đình Chiến ,2002a. Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học dưới nước tàu đắm cổ Cà Mau (1998-1999). Hà Nội. Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Đình Chiến ,2002b .Tàu cổ Cà Mau - The Camau Shipwreck (1723-1732). Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội (in Vietnamese and English).
Nguyễn Đình Chiến ,2005. Khai quật khảo cổ học tàu cổ Cà Mau. Trong Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam. Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 309-313.
Nguyễn Đình Chiến ,2006a. “Ceramics on shipwrecks off Viet Nam”. Viet Nam Social Sciences, No 3 (113), p. 63 – 74.
Nguyễn Đình Chiến ,2006b. “Underwater Archaeological Excavations in Viet Nam’. Fisyhing the Interrupted Voyage, paper of UNESCO Asia – Pacific workshop on the 2001 Convension on the protection of the Underwater Cultural Heritage. Ed. by Lyndel V. Prott, p. 55-58.
Nguyễn Đình Chiến ,2007a. “Excavation Archaeology of Ca Mau shipwreck”. Catalogue Auction Sotheby’s Amsterdam, p.11-13.
Nguyễn Đình Chiến ,2007b. “Ceramics on shipwrecks off Viet Nam” paper of Exchange of Material culture over the sea: Contacts between Europe and East Southeast Asia in the 16th – 18th centuries (31 october – 2 November 2007, Institute of History and Philology, Academia Sinica, Taipei, Taiwan)
Nguyễn Đình Chiến & Phạm Quốc Quân,2008.Gốm sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biển Việt Nam- Ceramics on five shipwrecks off the coast of Việt Nam. BTLSVN xb, Hà Nội (in Vietnamese and English).
Nguyễn Đình Chiến & Phạm Quốc Quân,2013. Khai quật tàu đắm cổ Bình Châu-con tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam . Trong BTLSVN, Thông báo khoa học,số 2, Hà Nội, tr. 83-87.
Nguyễn Đình Chiến & Lê Công Uẩn,2002 .Ph¸t hiÖn tµu ®¾m cæ ë vïng biÓn Cµ Mau chë ®å gèm ViÖt Nam thÕ kû XIV-XV. Nh÷ng ph¸t hiÖn míi vÒ kh¶o cæ häc. . Nxb KHXH. Hµ Néi. Tr.416 – 418
Flecker, Michael, 1992.” Excavation of an Oriental of c. 1690 off Con Dao, Viet Nam”. International Journal of Nautical Achaeology (1992), Vol 21, 3, pp 221-244.
Gyorgyi Fajcsa'k, Nguyen Dinh Chien, Ja'nos Jelen, 2009. The Ca Mau Shipwreck Porcelain from the collection of Dr. Zelnik. Jelnet Ltd. Volume 1. Budapest.
Kleinen, John,2004. "Con tàu đắm ở Cà Mau có liên quan gì với Hà Lan". Xưa và nay, số xuõn 2004, tr 61-67.
Idemitsu museum of Arts, 1984. Inter-influence of ceramic art in East and West (in Japanese and English)
Jog, J.A. Christiaan - Michael Flecker, 2001. Porcelain from the Vung Tau wreck: The Hallstrom Excavation. Sun Tree publishing, Uk.
Sotheby’s Amsterdam ,2007. Made in imperial China, 76,000 pieces of Chinese export porcelain from the Camau Shipwreck, circa 1725. Auction Catalogue.