Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

09/10/2018 15:09 2280
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên, đặc biệt là hoa văn được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của người thợ gốm cộng với tư duy sáng tạo của họ đã tạo ra những nét độc đáo riêng biệt mà những người thợ gốm các giai đoạn văn hoá sau đó hầu như không thể.

Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên, đặc biệt là hoa văn được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của người thợ gốm cộng với tư duy sáng tạo của họ đã tạo ra những nét độc đáo riêng biệt mà những người thợ gốm các giai đoạn văn hoá sau đó hầu như không thể.

Hoa văn trang trí trên đồ gốm không những mang tính chất làm tăng thêm vẻ đẹp của hiện vật mà còn khẳng định tư duy thẩm mỹ của chủ nhân sáng tạo ra chúng. Hoa văn trang trí trên đồ gốm Phùng Nguyên mãi mãi là đỉnh cao trong kỹ thuật và thủ pháp trang trí hoa văn trên đồ gốm thời Tiền - Sơ sử Việt Nam, một tiền đề quan trọng cho sự nảy sinh mỹ thuật trang trí đồ đồng văn hóa Đông Sơn sau này.

Di chỉ Xóm Rền (xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) là một trong những di tích tiêu biểu thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Di chỉ được phát hiện năm 1968 và đến nay đã tiến hành khai quật 6 đợt với diện tích hơn 500m². Đây là di chỉ có số lượng đồ gốm khổng lồ và khá nhiều đồ gốm nguyên hoặc gần nguyên giúp các nhà nghiên cứu có thể phục dựng tương đối đầy đủ về loại hình đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên.

Hoa văn trang trí cũng là một điểm nhấn của đồ gốm di chỉ Xóm Rền. Hoa văn trang trí trên đồ gốm Xóm Rền phong phú và đa dạng về kiểu loại và họa tiết hoa văn. Trong hàng ngàn mảnh gốm có trang trí hoa văn khắc vạch, có một mảnh gốm có họa tiết hoa văn đặc biệt mà chúng tôi tạm gọi là hoa văn khắc vạch hình thuyền (ký hiệu 02XR.H2L4) phát hiện trong đợt khai quật lần thứ hai (10, 11/2002).

Đây là phần vai của một loại đồ đựng, hoa văn trang trí nằm giữa hai dải chấm que trong khung hai đường chỉ chìm. Phía dưới đáy con thuyền là một đường khắc vạch cong, những cánh buồm ở trên được miêu tả bằng những nét khắc vạch cong hoặc chéo xiên nối đuôi nhau trông tựa như những con sóng. Phần bên trong khung của con thuyền có trang trí chấm dải. Mặc dù họa tiết hoa văn chưa hoàn chỉnh nhưng bên dưới phần mũi con thuyền ở một góc có một đoạn khắc vạch cong theo chiều ngược lại. Phải chăng đó là một con thuyền khác đối xứng với họa tiết con thuyền phía trên.

TS. Bùi Thị Thu Phương

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4212

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Đồ sứ hoa lam thời Nguyên trong tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi)

Đồ sứ hoa lam thời Nguyên trong tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi)

  • 02/10/2018 00:00
  • 2579

Cuộc khai quật tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi) bắt đầu từ ngày 4/6/2013 đến ngày 23/6/2013, được tiến hành theo phương pháp hoàn toàn mới. Sau khi xây dựng bờ kè bằng cừ lá sen bao quanh dấu tích con tàu khoảng 300 m2, Ban khai quật đã cho hút cạn nước biển để tiến hành công việc như trên cạn. Chúng tôi đã giới thiệu kết quả sơ bộ về cuộc khai quật này trong Thông báo khoa học Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Nguyễn Đình Chiến & Phạm Quốc Quân, 2013: số 2, tr83-87) và Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học dưới nước tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi) (Nguyễn Đình Chiến , Phạm Quốc Quân & Đoàn Ngọc Khôi, 2017). Kết quả khai quật cho thấy con tàu có 13 khoang, với 12 vách ngăn, chiều dài 20,5m và chiều ngang rộng nhất ở khoang giữa tàu là 5,6m (xem bản vẽ: Sơ đồ mặt bằng tàu cổ Bình Châu).