15 năm về trước, một hội thảo quốc tế: “Dành sự lựa chọn nào cho Việt Nam” đã được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng với cuộc trưng bày mang tên “Sự hồi sinh”. Sự kiện đó là mốc đánh dấu sự thành công và báo cáo kết quả của dự án hợp tác về lĩnh vực bảo quản hiện vật giữa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) và Bảo tàng Mariemont (Bỉ) với sự tài trợ của tổ chức Thúc đẩy và phát triển giáo dục ở nước ngoài của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tại Việt Nam.
15 năm về trước, một hội thảo quốc tế: “Dành sự lựa chọn nào cho Việt Nam” đã được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng với cuộc trưng bày mang tên “Sự hồi sinh”. Sự kiện đó là mốc đánh dấu sự thành công và báo cáo kết quả của dự án hợp tác về lĩnh vực bảo quản hiện vật giữa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) và Bảo tàng Mariemont (Bỉ) với sự tài trợ của tổ chức Thúc đẩy và phát triển giáo dục ở nước ngoài của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tại Việt Nam.
Kế thừa và phát huy những thành tựu của hai Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ngay từ khi thành lập đã quan tâm đầu tư, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo quản hiện vật, nhờ đó nhiều hiện vật với chất liệu khác nhau đã được bảo quản thành công tại bảo tàng, giúp cho chúng có cơ hội được “hồi sinh”, có đủ “sức khỏe” để truyển tải những câu chuyện lịch sử hiệu quả và sinh động hơn đến với công chúng.
Góp phần viết tiếp cậu chuyện hồi sinh ấy, không thể không kể đến sự giúp đỡ của Bảo tàng Kuyshu, quĩ Sumitomo đã dành 6 năm tài khóa liên tiếp (2013 - 2018) tài trợ cho việc bảo quản 3 hiện vật có giá trị lưu giữ tại BTLSQG với số tiền lên tới hơn 24 triệu Yên tương đương khoảng 4,8 tỷ đồng. Ý nghĩa của việc tài trợ này không chỉ dừng lại ở những hiện vật được bảo quản tu sửa đạt kết quả tốt mà còn là cơ hội cho các cán bộ BTLSQG được học tập nâng cao trình độ trong quá trình làm việc với các chuyên gia Nhật Bản.
Chúng tôi xin giới thiệu qui trình kỹ thuật bảo quản, phục dựng 3 hiện vật nói trên:
1.Bức tranh Chùa Hàm Long - (Bảo quản năm 2013): Công việc bảo quản được thực hiện trong một năm tài khóa với số tiền hơn 3 triệu Yên (tương đương 607 triệu đồng).
Đây là một bức tranh sơn của Việt Nam, có niên đại thế kỷ 18-19; kích thước:141.2cm x 117.3cm x 2.6cm (khung gỗ); 128.0cm x 104.5cm x khoảng 0.1cm (phía mặt tranh). Tuy gọi là “tranh sơn” nhưng trên thực tế, những phần có màu trắng được tạo thành từ một loại chất liệu không phải là sơn (gần với mitsudae của Nhật Bản hay tranh sơn dầu). Ngoài ra, xét về tổng thể, tranh cũng sử dụng khá nhiều chất liệu khác ngoài sơn.
Bức tranh trước khi được bảo quản
1.1. Tình trạng hiện vật trước bảo quản:
Về mặt cấu trúc, đây là bức tranh được vẽ từ một số chất liệu trên một tấm giấy dán trên phiến gỗ. Sau đó người ta lắp thêm khung gỗ. Ở mặt sau, người ta lắp 3 nẹp gỗ theo chiều ngang. Khung và nẹp gỗ đều được đóng cố định bằng đinh sắt. Ở hai nẹp trên và dưới cùng đã xuất hiện hiện tượng cong vênh. Bề mặt tranh có hiện tượng bị ố bẩn, xuất hiện các vết nứt dài theo chiều dọc, bong tróc và phồng rộp mảng sơn; Có những đốm, vệt dài màu vàng của sáp hoặc lớp quang bảo vệ tranh. Trên hiện vật có rất nhiều đinh sắt bị gỉ nâu đỏ và mủn bở.
Cùng với quá trình co, nứt của cốt gỗ, quá trình gỉ sét của đinh sắt, đã xuất hiện hiện tượng bong tróc màng sơn trên toàn mặt tranh.
Lớp sáp màu vàng chỗ nứt vỡ
Sáp đen chỗ nứt vỡ
Mặt tranh bị thủng
Bong tróc chỗ nứt
Bong tróc
Mảnh giấy kiểm tra độ nứt
Để xử lý những chỗ lõm của cốt gỗ, người ta đã dùng sáp để trám vào. Lớp sáp sử dụng lần sau cùng là sáp màu vàng. Trong lần tu bổ trước đó, người ta đã sử dụng sáp có trộn lẫn mùn cưa.
1.2. Phương pháp tu sửa, phục dựng
Việc bảo quản phải đảm bảo giữ được nguyên trạng, không làm thay đổi hình thức, chất liệu bức tranh. Các chuyên gia Nhật Bản đã phối hợp cùng cán bộ bảo quản BTLSQG, Bảo tàng Kuyshu lập kế hoạch, phương án bảo quản chi tiết trên cơ sở nghiên cứu, phân tích xác định tình trạng hiện vật trước khi bảo quản. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản thường xuyên ghi chép, chụp ảnh các bước thực hiện để so sánh tình trạng hiện vật trước và sau khi bảo quản lấy tư liệu làm hồ sơ bảo quản sau khi hoàn thành công việc.
1.3. Quá trình thực hiện tu sửa, phục dựng
1.3.1. Loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bao phủ trên bức tranh và các vật liệu không phù hợp. Kiểm tra hiện trạng những chỗ cần phục dựng trong quá trình loại bỏ bụi bẩn.
Chuyên gia đang thực hiện quá trình tu sửa, phục dựng hiện vật
Loại bỏ bụi bẩn bằng tấm vải mềm thấm nước. Sử dụng cồn để loại bỏ sơn trong quá trình sơn khung tranh.
Loại bỏ những lớp matit gắn giữa khung tranh và bề mặt tranh bằng phương pháp cơ học: sử dụng dao mổ, tăm tre vuốt nhỏ để loại bỏ sáp trên bề mặt tranh tránh làm ảnh hưởng đến bề mặt tranh.
Loại bỏ đinh sắt. Việc loại bỏ đinh sắt bị rỉ rất khó khăn vì rất dễ làm vỡ bề mặt tranh. Cho nên, cần phải rất khéo léo và có kinh nghiệm trong khi thực hiện công việc này. Loại bỏ đinh rỉ phải đảm bảo tính nguyên vẹn của khung tranh và bề mặt tranh. Hàng chục chiếc đinh rỉ đã bị loại bỏ ở cả 2 bề mặt tranh.
Tháo dỡ khung tranh.
1.3.2. Chống mọt do sâu bọ: chám vá hỗn hợp cục xô vào những lỗ thủng, khe nứt do rút đinh.
1.3.3. Làm khung tranh mới: trước tiên cần phải đo chính xác kích thước khung, sau đó tạo một khung mới tại Nhật Bản với kích thước tương đương. Nguyên liệu làm khung được lấy từ cây Bánh hội một loại gỗ tốt của Nhật. Sau khi hoàn thành việc tạo khung, một lớp sơn mài thô được phủ lên khung.
1.3.4. Trám và và gia cố các vết thủng, nứt, vết thủng do định gỉ
Chám vá hỗn hợp cục xô vào những lỗ thủng, khe nứt do rút đinh.
Xuất hiện nhiều hiện tượng bong rộp xung quanh các vết nứt trên bề mặt bức tranh. Chúng tôi sử dụng chất kết dính để chám vá lại những vết nứt.
Sau khi rút bỏ đinh sẽ để lại những lỗ hổng. Chúng tôi đã sử dụng một loại tre của Nhật (được dán bằng sơn mỳ) để chám vào lỗ hổng tránh mối mọt do sâu bọ gây ra.
1.3.5. Gia cố các lớp mảng sơn bị bong bằng cách sử dụng một loại keo kết dính của Nhật Bản với nồng độ keo nước là 10%.
Trong quá trình tu sửa, xuất hiện đinh được đóng dưới lớp sơn màu. Trước tiên, do vậy phải lật mảng sơn để rút đinh ra khỏi bề mặt tranh, sau đó quét vào lỗ hổng lớp phủ nhựa tổng hợp để chống rỉ đinh.
Sau khi đã hoàn thành các bước rút đinh, tiếp tục sử dụng lớp phủ nhựa để lấp những lỗ hổng khác.
Sử dụng ốc vít inox để tránh bị gỉ và sử dụng polyvinyl acetate lắp những thanh gỗ ở mặt sau của bức tranh. Những thanh gỗ này được thiết kế phù hợp với độ dày và kích thước của bức tranh có tác dụng gia cố chắc chắn cho bức tranh.
1.4. Quy trình chung tu sửa, phục dựng:
① Chụp ảnh trước khi phục chế ② Vệ sinh, tổng hợp những chỗ bị bong tróc ③ Loại bỏ matit ở mặt sau bức tranh ④ Tháo dỡ khung tranh ⑤ Chế tạo khung tranh mới | ⑥ Gia cố bức tranh ⑦ Sử dụng chất kết dính ⑧ Ổn định bề mặt bức tranh ⑨ Gắn khung tranh ⑩ Chụp ảnh sau khi hoàn thành công việc ⑪ Làm báo cáo |
Điều kiện bảo quản bức tranh sau tu sửa, phục dựng: Hiện vật cần được bảo quản ở điều kiện ổn định với nhiệt độ 20-23 độ và độ ẩm 55-60%. Không được để nhiệt độ và độ ẩm có sự thay đổi đột ngột trong ngày, cần hạn chế tối đa những thay đổi này.
Hiện vật sau khi được bảo quản
Ths. Nguyễn Thị Hương Thơm
CN.Ngô Thị Thu Hiền