Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/01/2019 14:37 4310
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914-1/1/2019), sáng 27/12, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Tọa đàm khoa học Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914-1/1/2019), sáng 27/12, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Tọa đàm khoa học Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (phải). (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, phó giáo sư, tiến sỹ Trần Minh Trưởng, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, khẳng định kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là dịp ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của một người cộng sản kiên trung mẫu mực, một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; nhà lãnh đạo xuất sắc, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Trần Minh Trưởng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nhà chính trị xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam. Với 53 tuổi đời, hơn 30 năm cống hiến cho Đảng và nhân dân, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã hoạt động cách mạng từ trong cao trào dân chủ Đông Dương 1936-1939.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng tập thể lãnh đạo quán triệt, triển khai điện khẩn của Thường vụ Trung ương về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. 

Khi chiến sự nổ ra ở Huế, ta và địch có sự chênh lệch rất lớn về lực lượng và vũ khí, Pháp có khoảng 1.000 quân với vũ khí đầy đủ. Ta chỉ trụ được khoảng 50 ngày đêm thì phải rút khỏi Huế (6/2/1947).

Tại cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tại thôn Nam Dương, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã phát biểu: “Mất đất chưa phải là mất nước, chúng ta phải tranh thủ từng người, từng thôn. Chúng ta không thể để mất dân, chết cũng không rời cơ sở. Chúng ta nhất định thắng lợi.”

Hội nghị Nam Dương tạo ra sự chuyển biến mới, là ánh sáng soi đường cho cuộc kháng chiến của quân dân Thừa Thiên Huế. 

Tinh thần của hội nghị Nam Dương dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã thổi vào cán bộ, đảng viên một luồng sinh khí mới, xung lực mới.
 
Sau Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, với việc xác định mặt trận nông nghiệp giữ một vai trò, vị trí chiến lược rất quan trọng không chỉ đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà còn tác động đối với cách mạng cả nước, 

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã điều đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Trưởng ban Công tác Nông thôn Trung ương.

Đồng chí đi nhiều địa phương, tìm hiểu những hợp tác xã làm ăn tốt, có sáng kiến như Quảng Bình, Vĩnh Linh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Tây, Nam Hà, Hưng Yên… 

Nhiều nơi đồng chí có mặt cả tháng liền với các hợp tác xã, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của bà con nông dân.

Về hợp tác xã Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, đồng chí trực tiếp chỉ đạo phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, xác định đây là nơi cần nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm cho phong trào cả nước.

Sống cùng bà con, ăn cùng bà con, suy nghĩ cùng bà con, đồng chí nêu ý kiến “phải phá xiềng 3 sào,” phải lên miền núi khai phá đất rừng trồng thêm hoa màu, chăn nuôi gia súc, phải có của ăn, của để phòng khi thất bát.”

Chỉ trong hai năm, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã làm cho Đại Phong có những thay đổi lớn, đặc biệt nhà nào cũng có của ăn của để, mức sống được nâng lên. Năm 1961, thu nhập bình quân mỗi xã viên 904 kg thóc, đất canh tác 9 sào/người. 

Tháng 5/1962, hợp tác xã Đại Phong được tôn vinh là Đơn vị Anh hùng. Người dân Đại Phong thờ Nguyễn Chí Thanh như một Thành Hoàng làng với ý nghĩa là người có công với dân làng. 

Nhân dân gọi Nguyễn Chí Thanh là “Đại tướng của nông dân,” Bác Hồ trìu mến gọi là “Đại tướng nông dân.” 

Ở khía cạnh là nhà quân sự xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng), từ năm 1950-1960, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Tổng Tư lệnh, đồng thời là Phó Bí thư Tổng Chính ủy. 

Trên cương vị mới, đồng chí đã cùng Tổng Chính ủy trực tiếp lãnh đạo quân đội, quan tâm đặc biệt công tác đảng, công tác chính trị với ý nghĩa là “linh hồn”, là “mạch sống”, rường cột của quân đội. Nắm vững nguyên tắc bất di bất dịch trong việc xây dựng quân đội kiểu mới là Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện quân đội; là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội, đồng chí vừa chú ý “diện”, chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, bồi dưỡng và phát huy bản chất cách mạng của quân đội ta, nâng cao sức chiến đấu và tạo ra bước phát triển mạnh mẽ của các lực lượng vũ trang nhân dân, vừa chú ý “điểm”, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội ngày càng trưởng thành, vững vàng vượt qua mọi thử thách cam go, làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến; xây dựng chi bộ đảng, chú trọng vấn đề kỷ luật đảng, xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ, đảng viên...

Đồng chí đã mang hết tâm lực cùng các đồng chí trong Trung ương và Tổng Chính ủy trực tiếp lãnh đạo các lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, chiến đấu giành thắng lợi to lớn đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ quyết liệt, đồng chí lại được cử vào miền Nam làm Bí thư Trung ương Cục kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam. 

Trên cương vị được giao, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng Trung ương Cục chỉ đạo phát triển chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, đặc biệt là xây dựng bộ đội chủ lực, góp phần xác định đúng bước chuyển biến từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ”, chủ động đánh Mỹ kéo vào miền Nam.

Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng và dân tộc ta mãi mãi khắc ghi tư tưởng chỉ đạo tác chiến mang đậm dấu ấn Nguyễn Chí Thanh như “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh,” “cứ đánh Mỹ khắc tìm ra cách đánh hay,” từ đó hình thành các “vành đai diệt Mỹ.”

Những phân tích, nhận định, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam của đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã giúp Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đánh giá đúng thất bại của Mỹ, sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Trong Điếu văn trong lễ tang đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Đảng ta khẳng định: “Đồng chí đã đóng góp nhiều vào việc phát triển nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân của Đảng ta, động viên mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến những thắng lợi to lớn.” 

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung về sự nghiệp xuất sắc và phẩm chất đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí Nguyễn Chí Thanh như Những cống hiến nổi bật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tác phong công tác của người cán bộ quân đội; Quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về công tác Đảng trong quân đội và bài học cho công tác Đảng trong quân đội hiện nay; Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân- Giá trị đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ra trong một gia đình bần nông tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Với lòng yêu nước, không chấp nhận sự bất công, từ thời tuổi trẻ, Nguyễn Vịnh đã cùng thanh niên trong làng đấu tranh chống bọn cường hào và tham gia phong trào bình dân. Anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lúc 23 tuổi, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ ở địa phương. 

Trải qua nhiều nhà lao của thực dân Pháp ở Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột và vượt ngục thành công, từ cao trào “Kháng Nhật cứu nước” cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí hoạt động ở miền Nam Trung Bộ, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí được giữ nhiều cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên, Bí thư Phân khu ủy Bình-Trị - Thiên; Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4, Phó Bí thư Tổng Chính ủy; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Bộ Tổng Tư lệnh. Tại Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951), đồng chí được Trung ương cử vào Bộ Chính trị. 

Từ đầu năm 1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Công tác Nông thôn Trung ương. Từ tháng 10/1964 đến trước khi qua đời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh giữ cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trên bất kỳ cương vị nào, ở những mặt trận khó khăn nhất, trong những thời điểm nóng bỏng nhất, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. 

Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở hai miền đang ở giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đột ngột từ trần sau một cơn đau tim nặng. Đồng chí đã tạ thế hồi 9 giờ sáng 6/7/1967.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác./.

http://www.tuyengiao.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

Nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh (1922-2010)

  • 08/07/2019 14:36
  • 4418

Duyên nghiệp sử sách cho tôi nhiều dịp may hiếm có, ví như bỗng một ngày, tôi được gặp nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh ở tọa đàm về cuộc đấu tranh của những người yêu nước và cộng sản ở nhà tù Sơn La do cụ Nguyễn Văn Trân tổ chức vào hè năm 2007. Không thể hình dung được ông nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, dáng cao manh mảnh, đôi mắt tinh anh, lại đã từng bị tù ở Sơn La cùng với bí thư chi bộ nhà tù Trần Huy Liệu.

Bài viết khác

Vua Tự Đức với việc biên soạn lịch sử

Vua Tự Đức với việc biên soạn lịch sử

  • 28/12/2018 22:34
  • 5310

Trong lĩnh vực văn hóa được các vua triều Nguyễn chú trọng, sử học là vấn đề quan tâm trước tiên. Sở dĩ như vậy, vì thông qua sử học có thể ổn định xã hội, cố kết nhân tâm, từ đó có thể nâng cao vai trò của dòng họ cũng như của vương triều: “Triều Nguyễn ngay từ khi lên cầm quyền (1802) đã chú trọng tới công việc viết sử, xem sử học là vũ khí văn hóa quan trọng góp phần ổn định và củng cố lòng người sau một thời kỳ nội chiến kéo dài, để trên cơ sở đó củng cố vai trò và uy thế của dòng họ”(1)