Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/08/2020 08:20 2414
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
Tại trang đầu tiên báo Độc lập (cơ quan tranh đấu của Đảng Dân chủ Việt Nam) số 2 ngày 7-9-1945 hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia có đăng toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2- 9-1945, phía dưới bản Tuyên ngôn là chữ ký của các thành viên trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời, đó là : Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến. Trong đó, ông Dương Đức Hiền là Bộ trưởng bộ Thanh Niên, ông Cù Huy Cận là Bộ trưởng Bộ không bộ. Cả hai ông đều là thành viên của Đảng Dân chủ Việt Nam.

 

Báo Độc lập, cơ quan tuyên truyền của Đảng Dân chủ Việt Nam, số 2, ra ngày 7-9-1945

Tại hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện lưu giữ một sưu tập hiện vật về Đảng Dân chủ Việt Nam trong đó có một số hiện vật: sưu tập báo Độc lập; Súng ngắn của ông Dương Đức Hiền (người sáng lập và là Tổng bBí thư đầu tiên của Đảng Dân chủ) dùng trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám; Phiến đá dùng in báo Độc lập và bản Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao  từ năm 1943 - 1945. Đây là những hiện vật trong sưu tập hiện vật, tài liệu về Cách mạng tháng Tám đã được tư liệu hóa năm 2008, đồng thời cũng là những chứng tích lịch sử quý giá phản ánh vai trò và sự đóng góp của một tổ chức cách mạng trong Mặt trận Việt Minh đã góp phần cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 

Phiến đá dùng in báo Độc lập và bản Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao từ năm

1943 – 1945

Thực hiện chủ trương mở rộng khối đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh, trong đó có các tầng lớp trí thức, sinh viên, viên chức, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 30/6/1944, Việt Nam Dân chủ Đđảng (sau này là Đảng Dân chủ Việt Nam) được thành lập tại làng Thanh Xuân (nay thuộc phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm) với 8 đại biểu tham dự trong đó có các ông Dương Đức Hiền (Luật sư), Nguyễn Dương Hồng (Bác sĩ), Cù Huy Cận (Kỹ sư canh nông), Huỳnh Bá Nhung (Bác sĩ).. v..vv…. Cuộc họp đã thông qua chính cương, điều lệ của Đảng, trong đó vạch rõ: “Tôn chỉ mục điích của Đảng là đấu tranh cho dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”,Đoàn kết với hết thảy các tầng lớp nhân dân và các đoàn thể cách mạng chân chính để đấu tranh giải phóng dân tộc”, “Công kích chế độ thực dân tàn nhẫn của Đế quốc Pháp và phe Đờ Gôn, đồng thời vạch ra cho quốc dân biết rõ tham vọng xâm lược của đế quốc, dã tâm muốn làm bá chủ ở Á Đông, chính sách ăn cướp của phát xít Nhật và hành động phản nước của nhóm thân Nhật, thân Pháp, “Liên kết với các nước Đồng mMinh, lấy nguyên tắc bình đẳng và tương trợ làm căn bản”. Tháng 7-1944, Đảng Dân chủ Việt Nam tự nguyện gia nhập Mặt trận Việt Minh. Cuối tháng 3-1945, cơ quan ngôn luận của Đảng là Báo Độc lập ra số đầu tiên. Từ tháng 4-1945, tình hình thế giới và trong nước có phát triển nhanh chóng. Phát xít Đức, Ý bị đánh bại ở châu Âu; Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan đông thiện chiến nhất, và ngày 15-8-1945 phải đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Tình thế chuyển biến mau lẹ, thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã đến. Ngày 13, 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc Đảng cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định rban hànha lLệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc để giành độc lập dân tộc. Ngày 16-8-1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, Lệnh Tổng khởi nghĩa và bầu Ủy ban dDân tộc gGiải phóng Trung ương, tức Chính phủ Cách mạng Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

 

Các thành viên Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam DCCH, tháng 9-1945 (Ông Dương Đức Hiền, Bộ trưởng Bộ Thanh niên đứng đầu tiên, hàng thứ hai, bên phải)

Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Việt Nam gồm 8 đồng chí, trong đó có các đồng chí Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Nguyễn Dương Hồng, Lê Văn Chánh, Vũ Công Thuyết… tham dự. Hai đồng chí Dương Đức Hiền và Cù Huy Cận được bầu vào Ủy ban Ddân tộc Ggiải phóng Trung ương. Kể từ đây, Đảng Dân chủ Việt Nam đã nêu cao tinh thần cách mạng, kiên quyết và dũng cảm tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở nhiều nơi trong nước. Ngày 17-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Ccộng sản Đông Dương và với danh nghĩa  Mặt trận Việt Minh, các cán bộ cốt cán và đội tuyên truyền xung phong của Đảng Dân chủ đã phối hợp với các đoàn thể Cứu quốc trong mMặt trận Việt Minh, với các đội Tuyên truyền xXung phong thành Hoàng Diệu (Hà Nội), đội Tuyên truyền xXung phong Thanh niên, đã lợi dụng cuộc mít tinh công khai của Tổng hội Ccông chức Hà Nội ở Quảng trường Nhà hát lớn thành phố, lấy diễn đàn của cuộc mít tinh đó, báo tin cho đồng bào biết quân Nhật đã đầu hàng Đồng Mminh không điều kiện, kêu gọi đồng bào ủng hộ Mặt trận Việt Minh, vùng lên đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Một lá cờ đỏ sao vàng rộng lớn (kích thước 6m x 4m) được tung trên  bao lơn  Nhà hát lớn , và cùng lúc đó, nhiều lá cờ đỏ sao vàng cầm tay bất ngờ xuất hiện trong cuộc mít tinh và tiếng hô khẩu hiệu cách mạng vang động làm nức lòng đông đảo quần chúng.

 

Mặt trận Việt Minh và các thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam tổ chức mít tinh tại quảng trường Nhà Hát lớn Hà Nội, ngày 17-8-1945

Các cán bộ Đảng Dân chủ đã phân phát lời hiệu triệu ký tên là: Ban xung phong của Dân chủ Đảng trong Việt Minh. Trong lời hiệu triệu có đoạn viết: “Hỡi toàn thể quốc dân, giờ này tổng bộ Việt Minh hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Giờ này dân, quân khắp đất nước Việt Nam nổi dậy… Đồng bào Việt Nam hãy mau đoàn kết thành một khối duy nhất. Nền độc lập của Tổ quốc chúng ta, quyền tự do của dân tộc ta chỉ có thể xây dựng trên xương máu chúng ta. Chúng ta phải hành động cấp tốc…Giờ này đồng bào hãy cùng chúng tôi hô to Việt Nam độc lập!”, “Việt mMinh vạn tuế”. Cuộc mít tinh đã chuyển thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng với hàng vạn người, đi qua nhiều phố trung tâm của Hà Nội, với không khí bừng bừng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ở Bắc Bbộ, Đảng Dân chủ đã tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các thị xã quan trọng như Hà Đông, Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Vĩnh Yên, Phú Thọ và một số huyện lỵ…. Trong những ngày khởi nghĩa ấy, nhiều cán bộ, đảng viên của Đảng Dân chủ đã nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng của người chiến sĩ cách mạng và một số đồng chí đã hy sinh oanh liệt trong những giờ phút thiêng liêng vì sự nghiệp giải phóng, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tại Hà Nội, các cán bộ, đảng viên hăng hái trong cuộc vận động các tầng lớp trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức và đồng bào thành phố tích cực ủng hộ Việt Minh, tham gia đánh chiếm Phủ Khâm sai, trại Bảo an binh và nhiều công sở khác, giành chính quyền về tay cách mạng. Ở Nam Bbộ, ngay từ thời kỳ hoạt động bí mật, Đảng bộ Dân chủ Nam Bbộ đã tham gia đấu tranh quyết liệt chống các đảng phái thân Nhật, làm giảm sự ảnh hưởng của các đảng phái đó trong các tầng lớp trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức và tư sản ở miền Nam, hướng cho họ vào con đường đấu tranh cách mạng, cứu nước đúng đắn. Trong những ngày khởi nghĩa, toàn thể cán bộ và đảng viên của Đảng bộ Dân chủ đã cùng với các đồng chí đảng viên Đảng cCộng sản, các đồng chí trong Mặt trận Việt Minh và nhân dân anh dũng xông lên, kiên quyết đập tan sự phản kháng của kẻ thù, giành chính quyền ở Sài Gòn, Chợ Lớn và nhiều thị xã, thị trấn quan trọng ở các tỉnh Nam Bbộ.

Nhận định về vai trò của Đảng Dân chủ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Báo cáo chính trị  đọc tại Đại hội lần thứ hHai Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) “Đảng giúp cho những anh em tri thức tiến bộ thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam thu hút những người thanh niên trí thức và công chức Việt Nam làm mau tan rã hàng ngũ bọn Đại Việt thân Nhật…”, từ đó Đảng Dân chủ Việt Nam đã góp phần mở ra bước ngoặt quan trọng trong đời sống chính trị của trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức và những người tư sản có lòng yêu nước và có ý thức dân tộc ở nước ta, tạo cơ hội cho họ gần gũi, đoàn kết với những người cộng sản và quần chúng công nông; tạo điều kiện cho họ rèn luyện và thử thách, phát huy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của các tầng lớp nhân dân Việt Nam đi theo con đường đấu tranh cách mạng chân chính, làm nên một cuộc Cách mạng tháng Tám long trời nở đất, giành độc lập tự do cho dân tộc sau gần một thế kỷ dưới ách cai trị của ngoại bang./.

Hoàng Ngọc Chính (Phòng Tư liệu - Thư viện)

 Tài liệu tham khảo: Bốn tư năm hoạt động và cống hiến của Đảng dân chủ Việt Nam 1944-1968 (tài liệu đánh máy kho lưu trữ Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

 Các hình ảnh minh họa.Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 4803

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Thế hệ trẻ thực hiện di chúc của Bác Hồ, hướng tới kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ

Thế hệ trẻ thực hiện di chúc của Bác Hồ, hướng tới kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ

  • 27/07/2020 08:56
  • 1645

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.