Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Vĩnh lăng của vua Lê Thái Tổ
  • 05/09/2008 00:02

Vĩnh lăng của vua Lê Thái Tổ

Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên. Ở ngôi 6 năm, với biết bao công tích: chính sự sáng suốt như định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ quân, quan chức, lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở trường học, tạo nên sáng nghiệp rộng lớn, công lao đổi "bĩ sang thái", chuyển thế "nguy sang thế yên", cuộc "đại loạn thành trị", "câu nói người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi là chính hợp với vua". Bởi thế, trong 6 năm Lê Thái Tổ ở ngôi, đất nước được thịnh trị, cơ nghiệp được truyền đến muôn đời sau. Năm Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngày 22 tháng 8, "Thái Tổ Cao hoàng đế chầu trời", ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng (Lam Sơn).

  • 4196

Vật liệu xây ngôi Bảo tháp Sùng thiện diên linh (thời Lý)
  • 05/09/2008 00:00

Vật liệu xây ngôi Bảo tháp Sùng thiện diên linh (thời Lý)

Di tích chùa Long Đọi Sơn ở thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Di tích này khá nổi tiếng trong lịch sử bởi là nơi được vua Nhân Tông triều Lý cho dựng Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh vào năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121). Ngôi Bảo tháp sau thời gian dài tồn tại, vào đầu thế kỷ XV đã bị giặc Minh phá huỷ hoàn toàn, tuy nhiên hình ảnh của nó vẫn được lưu giữ qua ghi chép của sử sách và truyền thuyết dân gian, đặc biệt là ẩn sâu trong lòng núi Đọi.

  • 2571

MẠC ĐĂNG DUNG VÀ VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG LỊCH SỬ QUÂN CHỦ VIỆT NAM
  • 04/09/2008 17:30

MẠC ĐĂNG DUNG VÀ VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG LỊCH SỬ QUÂN CHỦ VIỆT NAM

Trong các bộ chính sử của nhà nước quân chủ Việt Nam, kể từ “Đại Việt sử ký toàn thư” đời Lê - Trịnh đến “Việt sử thông giám cương mục” đời Nguyễn, cũng như trong quan niệm chính thống của các sử gia đương thời, có ba triều đại bị đặt ra ngoài lề của dòng chính sử, bị coi là “nhuận triều” hay “nguỵ triều” chỉ vì lẽ “cướp ngôi vua, giết vua thì danh không chính, ngôn không thuận, vì lẽ nghịch mà lấy được nước, nên không chép là chính thống”. Đó là các triều: nhuận Hồ, nguỵ Mạc và nguỵ Tây Sơn

  • 11139

Di vật cổ trong lòng đất Kim Lan
  • 04/09/2008 17:28

Di vật cổ trong lòng đất Kim Lan

Trong quá trình tồn tại, do chịu ảnh hưởng của việc sông Hồng đổi dòng, tại khu vực mép sông Hồng thuộc địa phận xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã xuất lộ nhiều di vật cổ. Việc tiến hành điều tra, khảo sát và khai quật đã mang lại những nhận thức rất bổ ích và lý thú khi tìm hiểu về lịch sử của vùng đất này, đồng thời đã thu thập được sưu tập hiện vật có số lượng lớn, trong đó chủ yếu là những đồ gốm, sứ có niên đại kéo dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, mà tập trung là gốm sứ thời Trần với nhiều tiêu bản nguyên vẹn, hoa văn trang trí tinh xảo, đặc biệt có những di vật cho thấy tính chất sản xuất tại chỗ của một làng gốm cổ.

  • 2780

Khai quật di chỉ Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội)
  • 04/09/2008 17:15

Khai quật di chỉ Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội)

Kim Lan là tên một xã nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Từ nội thành Hà Nội đến Kim Lan có thể đi đường bộ hoặc đường sông qua bến đò Thuý Lĩnh.

  • 3913

Khu Sơn lăng cấm địa nhà Hậu Lê
  • 04/09/2008 17:11

Khu Sơn lăng cấm địa nhà Hậu Lê

Sau khi vua Lê Thái Tổ mất (1433), triều đình đã tổ chức rước linh cữu về Lam Sơn chôn cất, từ đó Lam Sơn đã trở thành nơi an táng của các vua và hoàng hậu thời Lê sơ. Vậy là, cũng giống như thời nhà Lý có khu vực Đình Bảng/rừng Báng (Bắc Ninh), nhà Trần có khu Tam Đường (Thái Bình) sau là Đông Triều (Quảng Ninh), Lam Sơn đã trở thành khu "sơn lăng cấm địa" của nhà Lê.

  • 6513

Chùa - tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý
  • 04/09/2008 17:08

Chùa - tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý

Di tích chùa Long Đọi Sơn (Long Đội Sơn) nổi tiếng trong lịch sử với cây Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Nhân Tông triều Lý dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121).

  • 5420

Về ngôi mộ cổ trong chùa Sải (Tĩnh Lâu tự)- Tây Hồ- Hà Nội
  • 04/09/2008 17:06

Về ngôi mộ cổ trong chùa Sải (Tĩnh Lâu tự)- Tây Hồ- Hà Nội

Vào trung tuần tháng 04 năm 2007, trong quá trình san ủi mặt bằng để chuẩn bị cho việc dựng ngôi nhà tạm, làm nơi tập kết vật liệu, phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo lại khu Tam Bảo của di tích chùa Sải - Tĩnh Lâu tự (phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội), nhà chùa đã phát hiện một ngôi mộ cổ xuất lộ.

  • 3216

CÓ MỘT TRUNG TÂM SẢN XUẤT ĐỒ SÀNH Ở NGOẠI Ô HÀ NỘI VÀO THẾ KỶ XV - XVIII
  • 04/09/2008 17:03

CÓ MỘT TRUNG TÂM SẢN XUẤT ĐỒ SÀNH Ở NGOẠI Ô HÀ NỘI VÀO THẾ KỶ XV - XVIII

Khi nhắc đến các trung tâm sản xuất đồ gốm thủ công và có truyền thống lâu đời ở đất Thăng Long - Hà Nội, chắc sẽ không có một người Hà Nội nào lại không biết đến làng gốm cổ Bát Tràng nổi tiếng. Nhưng có một trung tâm sản xuất đồ gốm sành khác, có lịch sử hình thành gần 500 năm cách ngày nay vừa được các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật, đó là Khu di tích Xóm Trại Gốm.

  • 2286

SƯU TẬP HIỆN VẬT KHAI QUẬT DI TÍCH LAM KINH - THANH HOÁ (NĂM 2004)
  • 04/09/2008 16:59

SƯU TẬP HIỆN VẬT KHAI QUẬT DI TÍCH LAM KINH - THANH HOÁ (NĂM 2004)

Ngoài việc phát hiện các dấu tích và mặt bằng kiến trúc có qui mô to lớn ở khu vực Tả Vu, Hữu Vu, đợt khai quật khu di tích Lam Kinh năm 2004 đã thu thập đ­ược một s­ưu tập hiện vật có số lượng lớn, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau, có khung niên đại tư­ơng ứng với các lớp kiến trúc (thế kỷ 15-16 và 17-18), bổ sung thêm tư liệu và nhận thức mới về quá trình tồn tại của khu trung tâm di tích Lam Kinh.

  • 2351