Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/05/2019 14:38 3816
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hôm nay, đọc lại tác phẩm Thuốc đắng dã tật của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng thấm thía những lời Bác dạy.

Thuốc đắng dã tật do Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản tháng 11-1950 khổ 13 x 17,5 cm trên giấy dó, 54 trang là tập hợp một số bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (lấy bút danh X.Y.Z) đăng trên báo Sự Thật.

Với phong cách viết xúc tích, dễ đọc, dễ hiểu, Bác đi thẳng vào những vấn đề đang tồn tại trong các cấp uỷ địa phương, trong  quan niệm, ý thức, hành động của mỗi con người. Như một ông lang bắt bệnh, Bác gọi ra đúng các căn bệnh như chủ nghĩa cá nhân, tự kiêu tự ái, bệnh máy móc, bệnh quan liêu, bệnh khẩu hiệu, bệnh cấp bậc… và cho thang thuốc hiệu nghiệm để chữa mỗi bệnh.

Bản thảo bài viết “Tự phê bình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan trung ương Đảng Lao động Việt Nam, số 9, ra ngày 20-5-1951

Người xếp chủ nghĩa cá nhân đứng hàng đầu các căn bệnh vì “do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra bệnh quan liêu, kềnh càng, kiêu ngạo, chậm chạp, làm cho qua chuyện, ham chuộng hình thức”(1). Bệnh tự kiêu, tự ái là căn bệnh rất nguy hiểm cho đạo đức và công việc, và Người chỉ ra tác hại: “tự kiêu nhất định dẫn đến thất bại, vì kiêu ắt đi đôi với nịnh, đã kiêu thì ắt ghét những kẻ tài giỏi hơn mình, ưa những kẻ nịnh hót mình. Thân cận là những kẻ vô tài, bất lực, nhưng khéo nịnh hót, a dua; xa cách hoặc dìm hãm những người có tài, có đức hay bàn ngay, nói thẳng. Như thế thì sao khỏi hỏng việc”(2). Đặc biệt, bệnh quan liêu được Bác định nghĩa rõ ràng trong mục Bệnh quan liêu là thế nào? Và Người chỉ ra nguyên nhân, cách thức thể hiện, tác hại của căn bệnh này. Thang thuốc  để chữa bệnh này là:

-Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết

-Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân

-Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình

-Phải làm kiểu mẫu: cần,kiệm, liêm, chính chí công vô tư (3)

Một biểu hiện quan liêu khác của các “quan cách mạng” là bệnh cấp bậc, không bỏ đi đầu óc ngôi thứ. Những cán bộ mắc căn bệnh ấy khiến cho nội bộ không đoàn kết, công việc không trôi chảy. Bác bốc thang thuốc để chữa căn bệnh này: “phê bình và tự phê bình, rửa sạch đầu óc ngôi thứ, địa vị, chủ nghĩa cá nhân; đặt công việc chung, lợi ích chung lên trên hết, trước hết”(4).

Rèn luyện đạo đức cách mạng là công việc suốt đời của mỗi cán bộ, đảng viên, để sao cho “Cán bộ được dân tin, dân phục, dân yêu, thì việc gì cũng thành công”(5). Đó là kinh nghiệm  đã trở thành chân lý, là bí quyết thành công của người cán bộ mà Người đã nêu gương bằng chính sự liêm khiết của mình. Người nhấn mạnh: điều cốt yếu cho mỗi cán bộ cần phải làm gương là không ngừng phê bình, tự phê bình để gột rửa, tẩy sạch các thứ bệnh do quyền, chức gây ra.

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 10-1947, - một tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc

Đúng như tên tác phẩm “Thuốc đắng dã tật” của Bác là liều thuốc rất cần thiết, quý giá để cán bộ soi vào mà tự sửa mình. “Cán bộ nào không dám công khai thừa nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, không có can đảm sửa chữa khuyết điểm thì những người đó không xứng đáng là cán bộ”(6).

Những điều cốt yếu để mỗi cán bộ cách mạng tự tu dưỡng, rèn luyện, Bác đã chỉ ra ngay sau khi cách mạng mới thành công, chính quyền dân chủ nhân dân còn trong trứng nước trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng vào tháng 10 năm 1945: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta (…). Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng”. (7)

Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chỉ tịch Hồ Chí Minh (bút danh TL) do Nhà xuất bản Tiền Phong miền Nam Việt Nam xuất bản năm 1969

 Đọc lại sách Thuốc đắng dã tật của Bác, càng thấm thía liều thuốc quý cho mỗi cán bộ đảng viên hôm nay để mỗi người tự chữa các căn bệnh của mình, rèn luyện đạo đức, diệt trừ tham nhũng, xứng là công bộc của dân.

Ths. Phạm Kim Thanh

Chú thích:       

(1), (2), (3), (4), (5), (6): X.Y.Z: Thuốc đắng dã tật, NXB Sự Thật, 1950, tr 8, 13, 14, 47, 28, 6.

(7): Báo Cứu Quốc, ngày 17-10-1945.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6379

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Sự nhất quán giữa lời nói và việc làm ở Bác Hồ

Sự nhất quán giữa lời nói và việc làm ở Bác Hồ

  • 24/05/2019 14:21
  • 3014

Một trong những phẩm chất lớn về nhân cách của Bác Hồ là Người nói như thế nào thì Người làm như vậy. Từ những việc lớn với dân, với nước đến đến những sinh hoạt hàng ngày, ở Bác đã biểu hiện rõ điều đó.