Thứ Ba, 21/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

23/10/2018 21:45 2329
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bảo tàng Khảo cổ học và Nhân học trường Đại học Pennsylvania (Bảo tàng Penn) là một trong những bảo tàng khảo cổ học và nghiên cứu nhân loại học vĩ đại nhất thế giới và là viện bảo tàng đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ. Với khoảng một triệu hiện vật trưng bày, Bảo tàng Penn như một câu chuyện kể của con người với chủ đề chúng tôi là ai và chúng tôi đến từ đâu.

Bảo tàng Khảo cổ học và Nhân học trường Đại học Pennsylvania (Bảo tàng Penn) là một trong những bảo tàng khảo cổ học và nghiên cứu nhân loại học vĩ đại nhất thế giới và là viện bảo tàng đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ. Với khoảng một triệu hiện vật trưng bày, Bảo tàng Penn như một câu chuyện kể của con người với chủ đề chúng tôi là ai và chúng tôi đến từ đâu.

Lịch sử

Bảo tàng Penn được thành lập vào năm 1887, đây là nơi nghiên cứu về đa dạng văn hóa và khám phá lịch sử loài người. Bảo tàng đã tiến hành hơn 300 cuộc khai quật khảo cổ học trên khắp thế giới và thường xuyên tài trợ cho các cuộc khai quật trên khắp Địa Trung Hải và Cận Đông và một phần hiện vật khai quật đã được mang về kho của bảo tàng, tăng giá trị cho nghiên cứu và trưng bày khảo cổ học và nhân chủng học.Ngày nay, ba tầng không gian trưng bày của bảo tàng có các hiện vật từ Địa Trung Hải cổ đại, Ai Cập, Cận Đông, Mesopotamia, Đông Á và Mesoamerica, cũng như các hiện vật từ các dân tộc bản địa Châu Phi và Thổ dân Châu Mỹ. Từ năm 1958, Bảo tàng Penn đã xuất bản tạp chí Expedition (ISSN 0014-4738). Các kết quả từ các cuộc khai quật khảo cổ học và các bộ sưu tập hiện vật của bảo tàng cung cấp các nguồn tư liệu phong phú cho các sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu về Nghệ thuật và Khảo cổ học của Địa Trung Hải. 

Bảo tàng

Bảo tàng được đặt trong một tòa nhà nghệ thuật mang phong cách chiết trung, là một trong những địa danh nổi tiếng trong khuôn viên Đại học Pennsylvania. Đây là một trong những tòa nhà bảo tàng lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tòa nhà có thiết kế nhiều sân vườn, một đài phun nước, hồ bơi phản chiếu, khảm thủy tinh, cửa sắt và tượng đá. Bảo tàng Penn do một nhóm các kiến ​​trúc sư Philadelphia thiết kế (gồm Wilson Eyre, Cope Stewardson và Frank Miles Day). Giai đoạn đầu tiên được hoàn thành vào năm 1899 và trưng bày những khám phá từ một chuyến thám hiểm do trường đại học tài trợ đến địa điểm khảo cổ của Nippur. Năm 1915, thính phòng Harrison ở tầng hầm đã hoàn thành. Phòng  Coxe, được khai trương vào năm 1926 để trưng bày bộ sưu tập Ai Cập cổ đại. Phòng Sharpe được hoàn thành vào năm 1929. Phòng Ai Cập được mở rộng thêm vào năm 1924. Phòng Học thuật nhằm cung cấp các phòng thí nghiệm cho khoa Nhân chủng học và các lớp học được khai trương vào năm 1971. Năm 2002, xây dựng bổ sung Phòng kho lưu trữ các sưu tập hiện vật.

Thư viện và kho bảo tàng

Thư viện bảo tàng được thành lập vào năm 1900 dựa trên nền tảng là thư viện cá nhân của giáo sư Daniel Garrison Brinton, giáo sư về khảo cổ học và ngôn ngữ học của trường Đại học Pennsylvania. Thư viện này chứa khoảng 4.098 nguồn tư liệu, trong đó tư liệu về dân tộc học và ngôn ngữ học của các dân tộc bản địa Mỹ là chủ yếu. Thư viện lưu giữ một bộ sưu tập bản thảo gần hai trăm tập liên quan đến việc nghiên cứu các ngôn ngữ Trung Mỹ tự trị, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý và đang được bảo tồn. Những năm đầu thành lập, thư viện do một thủ thư bán thời gian phụ trách. Cho đến năm 1942, mới có thủ thư chuyên trách và bà Cynthia Griffin trở thành thủ thư chuyên trách đầu tiên. Thư viện đã có bước phát triển đáng kể. Trước đó, thư viện chỉ phục vụ nhân viên của bảo tàng và các giáo sư trường đại học, đến thời bà Griffin làm thủ thư đã mở rộng phục vụ sinh viên, học sinh. Bà Griffin cũng tăng cường mạng lưới giao tiếp giữa thư viện và các thư viện khác trên toàn thế giới. Trong vòng hai mươi năm, nguồn tư liệu của thư viện đã tăng gấp đôi, từ ​​gần 20.000 tư liệu vào năm 1945 lên hơn 46.000 tư liệu vào năm 1965, đến năm 1971 bộ sưu tập là hơn 50.000 tư liệu, tăng 14.000 tư liệu mỗi năm. Bộ sưu tập phong phú nhất của Bảo tàng Penn chính là các nguồn tư liệu về khảo cổ học và dân tộc học. Ngoài ra còn có một bộ sưu tập phong phú và đa dạng các loại xương động vật. Hơn 20 phòng trưng bày các sưu tập hiện vật từ khắp nơi trên thế giới và có niên đại trải dài, bao gồm:

Sưu tập hiện vật Châu Phi:

Bảo tàng Penn là nơi một trong những nơi có bộ sưu tập lớn nhất về khảo cổ học và dân tộc học Châu Phi của nước Mỹ. Phần lớn được sưu tầm từ năm 1891 đến năm 1937, gồm hiện vật từ tất cả các vùng của châu Phi, nhưng tập trung từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Angola, Morocco, Sierra Leone, Bờ biển Ngà, Senegal, Nigeria, Kenya, Tanzania, Ethiopia, Nam Phi, Namibia, Botswana và Madagascar.Bảo tàng Penn có bộ sưu tập phong phú của đảo Sherbro. Trong một chuyến thám hiểm được bảo tàng tài trợ năm 1936-1937, nhà nghiên cứu Henry Usher Hall đã dành 7 tháng để tiến hành nghiên cứu dân tộc học về người Sherbro ở Sierra Leone. Bộ sưu tập bao gồm đồ dệt may, điêu khắc, hiện vật liên quan đến sinh hoạt và đồ gia dụng....Bộ sưu tập Trung Phi bao gồm khoảng 3000 hiện vật từ Cộng hòa Dân chủ Congo (trước đây là Congo của Bỉ). Phần lớn các hiện vật này được thu thập trong chuyến thám hiểm tới huyện Kasai vào năm 1906 của Leo Viktor Frobenius, nhà dân tộc học người Đức. Bộ sưu tập bao gồm các tác phẩm điêu khắc phát hiện trong các nhóm văn hóa khác nhau ở khu vực Trung Phi. Một số nền văn hóa đại diện trong bộ sưu tập là Kuba, Kongo, Luba, Suku, Yaka, Pende, Teke, Chokwe, Luluwa và Ma-rốc.

.Sưu tập hiện vật Bắc Mỹ:

Bộ sưu tập hiện vật khảo cổ Bắc Mỹ bao gồm hiện vật từ 45/50 bang của nước Mỹ, đặc biệt các vùng Alaska, New Jersey, New Mexico, Pennsylvania và Texas. Với số lượng khoảng 40.000 hiện vật của 200 bộ lạc trong 11 khu vực địa lý (Bắc cực, Bắc cực, Tây Bắc, Cao nguyên, California, Great Basin, Tây Nam, Great Plains, Đông Nam và Đông Bắc). Các bộ sưu tập hiện vật phong phú và đa dạng là kết quả nghiên cứu và thu thập từ các cuộc khảo sát, thám hiểm ở Alaska, Bờ Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam và các vùng cận Bắc cực.

Sưu tập hiện vật Mesoamerica:

Bộ sưu tập Mesoamerican của Bảo tàng Penn bao gồm các hiện vật từ Mexico, Guatemala, Belize, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Panama và Costa Rica, bao gồm các loại mặt nạ, đồ gốm và hàng dệt may từ Guatemala và một số hiện vật từ Mexico, Panama, Costa Rica, Nicaragua và El Salvador. Ở Guatemala, Robert Burkitt đã mua gốm sứ dân tộc, dệt may, dụng cụ, võng, quạt và trái bầu từ Alta Verapaz vào đầu thế kỷ XX.Bảo tàng trưng bày bộ sưu tập nổi tiếng của Lilly de Jongh Osborne về ngành dệt may Guatemala thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đặc biệt là bộ sưu tập hệ thống những trang phục dành cho nam giới, phụ nữ và trẻ em ở các làng Guatemala khác nhau. Bộ sưu tập này bao gồm nguyên liệu thô và các vật dụng và công cụ khác liên quan đến nghề dệt.  

 

Sưu tập hiện vật Nam Mỹ:

Bộ sưu tập Nam Mỹ cũng đa dạng từ các vùng miền, từ bờ biển khô cằn của Peru, Cao nguyên Andean đến vùng đất thấp nhiệt đới của lưu vực sông Amazon. Các bộ sưu tập bao gồm các tài liệu nhân học từ Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana, Paraguay, Peru và Venezuela.Hơn 30 bộ tộc bản địa từ Brazil được đại diện trong các bộ sưu tập dân tộc học được Farabee và Vincenzo M. Petrullo mua lại vào những năm 1920 và 1930. 12 nhóm bản địa khác nhau được đại diện trong các bộ sưu tập được Farabee mua lại ở Guyana vào những năm 1920. Và hơn 25 nhóm bản địa cảu Peru. Các bộ sưu tập nhỏ hơn đại diện cho một số dân tộc bản địa của Argentina (Yahgan), Chile (Alacaluf, Mapuche), Colombia (Arhuaco, Chocó, Goajira,  Kogi) và Ecuador (Jívaro, Tumaco, Saparo).

Sưu tập hiện vật Trung Quốc:

Bộ sưu tập của Trung Quốc được trang bày trong một không gian rộng của bảo tàng, gồm một số tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Trung Quốc như hai bức phù điêu sáu con ngựa của Hoàng đế Tang Taizong đã sử dụng để thống nhất Trung Quốc trong thời nhà Đường. Ở trung tâm của phòng trưng bày là một quả cầu pha lê hình cầu hoàn hảo. Cùng với một bức tượng Osiris của Ai Cập, quả cầu pha lê đã bị đánh cắp vào năm 1988 và sau đó được tìm thấy và thu hồi về lại Bảo tàng vào năm 1991 tại một cửa hàng đồ cổ và một ngôi nhà ở New Jersey. 

Sưu tập hiện vật Iraq:

Bộ sưu tập quan trọng nhất của bảo tàng được cho là của Lăng mộ Hoàng gia Ur, mà Đại học Pennsylvania phối hợp Bảo tàng Anh khai quật ở Iraq. Ur là một thành phố quan trọng và giàu có ở Sumer cổ đại, và các hiện vật từ lăng mộ hoàng gia thể hiện sự giàu có của thành phố này. Bộ sưu tập bao gồm một loạt các vương miện, các nhạc cụ, nhiều trong số đó đã được khảm bằng vàng và đá quý. Đặc biệt trong Bảo tàng có một bộ sưu tập gần 30.000 viên đất sét được ghi ở Sumerian và Akkadiancuneiform, khiến nó trở thành một trong mười bộ sưu tập hiện vật lớn nhất thế giới.  

TS. Bùi Thị Thu Phương

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6804

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Quá trình hình thành và vai trò của hệ thống đường thuộc địa Đông Dương thời Pháp thuộc

Quá trình hình thành và vai trò của hệ thống đường thuộc địa Đông Dương thời Pháp thuộc

  • 15/10/2018 14:44
  • 7384

Qua các nguồn tư liệu có thể khẳng định, sự hình thành hệ thống đường thuộc địa (đường bộ) Việt Nam nằm trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, bắt đầu từ năm 1897. Trước đó 1 năm, phong trào Cần Vương chính thức bị dập tắt, thực dân Pháp mới căn bản hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự và thiết lập nên bộ máy thống trị tại Việt Nam.