Thứ Năm, 23/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

11/10/2018 14:56 2768
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Di tích Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã – Hải Vân nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.

Di tích Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã – Hải Vân nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.

Với mục đích nghiên cứu, điều tra thám sát và khai quật khảo cổ nhằm thu thập các cứ liệu khoa học phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích Hải Vân quan, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa, Thể thao Tp. Đà Nẵng đã phối hợp tiến hành khai quật di tích này. Với diện tích thám sát và khai quật khoảng gần 900m2, kết quả đã làm xuất lộ hoàn toàn các dấu tích kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân quan thời Nguyễn và một số dấu tích kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn từ 1946 đến 1975, khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây. Ngoài những dấu tích như nền móng kiến trúc, tường lũy, hệ thống bậc cấp, ụ súng thần công… kết quả khai quật đã phát lộ dấu tích con đường Thiên lý xưa chạy qua di tích đi về phía Bắc (Kinh đô Huế) và phía Nam (Tp. Đà Nẵng).

Đường Thiên lý trước Hải Vân Quan (cổng phía Nam) (Ảnh chụp đầu thế kỷ XX. Nguồn: Internet)

Dấu tích đầu mối đường Thiên lý phía trước Thiên hạ đệ nhất hùng quan đi về phía Bắc, xuất lộ ở độ sâu từ 1,4m đến 1,73m, chạy theo hướng Đông bắc lên sườn núi phía Tây ngọn Hải Vân sơn, đã trải qua nhiều giai đoạn cải tạo, tu bổ. Giai đoạn sớm đường Thiên lý nằm phía ngoài nền sân (7,9m x 7,1m) trước Thiên hạ đệ nhất hùng quan, không có bó vỉa, phía Đông nam đường Thiên lýsườn núi được hạ cos khoảng 0,96m tạo thành vách ta-luy (xuất lộ trong hố đào dài 3,6m, dày 0,85m, cao 0,96m). Giai đoạn sau đường Thiên lýđược xây đắp thêm ở phía Tây bắc một bờ kè bằng đá núi (xuất lộ trong hố đào dài 5,9m, rộng 1,4m, cao còn lại 0,15m) tạo thành giới hạn đường đi. Đường Thiên lý sau khi tu bổ, tôn tạo rộng khoảng 4,8m, đoạn xuất lộ trong hố đào dài 8,6m tiếp tục phát triển về phía Bắc, nền đường bằng đá núi tự nhiên, không xuất lộ vết tích bậc cấp.

 Đường Thiên lý trước Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan - cổng phía Bắc


Bờ kè đường Thiên lý trước Thiên hạ đệ nhất hùng quan
 

Đường Thiên lý phía Bắc cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan nằm trên sườn dốc phía Tây ngọn Hải Vân sơn, cách khu di tích Hải Vân quan khoảng 300m về phía Bắc, cách Quốc lộ I hiện nay khoảng 30m về phía Đông, gồm có nền móng của trạm gác và dấu tích đường Thiên lý. Bó móng trạm gác xây bằng đá núi, chiều Đông - Tây dài 9m, cao 1,65m, rộng 1,5m; chiều Nam - Bắc đo được dài 6m, cao 0,8m, rộng 1,5m, nền trạm gác đã bị cây cỏ che lấp. Đoạn đường Thiên lý ở đây chạy theo chiều Đông nam - Tây bắc rộng từ 2,6m đến 2,8m, đi từ phía trên sườn núi xuống chân núi rồi chuyển hướng theo chiều Nam - Bắc men theo sườn phía Tây núi Hải Vân đi xuống phía vịnh Lăng Cô. Trong quá trình khai quật, chúng tôi còn thu nhặt được một số mảnh vỡ của đồ dùng sinh hoạt (bát, âu sành...) bằng gốm sứ, đất nung của Việt Nam và Trung Quốc có niên đại thế kỷ XIX tại đây. Điều đó góp phần khẳng định đây là một trạm gác của binh lính triều Nguyễn đặt trên con đường Thiên lý xưatrước khi người Pháp mở đường mới (trước đây là đường Thuộc địa số I nay là Quốc lộ I) như hiện nay.

Bó nền trạm gác trên đường Thiên lý


 Dấu tích một đoạn đường Thiên lý phía bắc Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan

Đường Thiên lý từ Hải Vân quan đi về phía Nam xuất lộtrong hố khai quật dài 3,2m, rộng 6,8m, có xu hướng tiếp tục phát triển về hướng Đông - Nam thoải theo độ dốc của sườn núi phía Nam ngọn Hải Vân sơn. Đây là lớp đá núi  lát nền đường đi, các thang cấp bị mất không còn dấu tích. Căn cứ vào vết tích xuất lộ cho thấy đường Thiên lý rộng khoảng 6,8m, lòng rộng 6m, hai bên có bó vỉa bằng đá núi rộng 0,9m, cao 0,4m. Từ những dấu tích của hệ thống bậc cấp và đường Thiên lý xuất lộ trong hố khai quật có thể nhận định: đường Thiên lý từ Hải Vân quan đi về phía Nam khoảng 20m đến 25m, rồi chuyền hướng về phía Đông nam, chạy theo sườn núi phía Nam Hải Vân sơn xuống vịnh Đà Nẵng (có thể là khu vực Làng Vân hiện nay).Hệ thống bậc cấp phía Nam Hải Vân quan chỉ còn lại lớp đá núi lát nền bậc cấp dày khoảng 0,2m, rộng khoảng 8,6m, lòng rộng 7,3m, hai bên có bó vỉa (hố móng rộng 0,65m, sâu 0,4m),các thang cấp bị mất không còn dấu tích.

Dấu tích bậc cấp của con đường Thiên lý phía nam Hải Vân Quan

Dấu tích đoạn đường Thiên lý phía nam Hải Vân Quan

Những dấu tích của con đường Thiên lý xưa phát lộ cùng với các dấu tích kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân quan thời Nguyễn và một số dấu tích kiến trúc được xây dựng khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây của Bảo tàng Lịch sử quốc giađã làm sáng rõ những giai đoạn hình thành, biến đổi của di tích, xác định cụ thể quy mô, kết cấu, vị trí, kích thước và tính chất của từng công trình kiến trúc trong tổng thể khu di tích.Đây là những cứ liệu khoa học chân xác, góp phần làm sáng rõ lịch sử hình thành, xây dựng và quá trình biến đổi của di tích,đem lại những nhận thức mới, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho công tác thiết kế, tu bổ, tôn tạo, phục dựng và phát huy giá trị của di tích Hải Vân quan, một di tích kiến trúc quân sự độc đáo có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, văn hóa, quân sự, kiến trúc và cảnh quan... trong hệ thống di tích của triều Nguyễn để lại cho hậu thế


Hoàng Văn Thưởng

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6809

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Kếtquả thám sát, nghiên cứu khảo cố học chùa Hương Tích ( Hà Tĩnh) năm 2009

Kếtquả thám sát, nghiên cứu khảo cố học chùa Hương Tích ( Hà Tĩnh) năm 2009

  • 11/10/2018 14:44
  • 2004

Chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) tọa lạc trên ngọn núi Hồng Lĩnh - một trong 7 ngọn núi hùng vĩ và đẹp nhất của 99 đỉnh non Hồng, từng được mệnh danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam” không chỉ vì nơi đây là thắng cảnh có một không hai mà còn vì những dấu tích cổ kính được lưu truyền hàng ngàn năm cùng nhiều truyền thuyết, sự tích đi liền. Cũng chính vì thế mà năm 1936, vua Bảo Đại cho người chạm khắc Hồng Sơn nơi có chùa Hương Tích vào Anh Đỉnh - một trong 9 đỉnh đồng lớn (Cửu đỉnh) đặt ở Đại Nội Huế.