Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

19/08/2008 23:02 5078
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Di tích hành cung Cổ Bi thuộc tổ dân phố Bình Minh, Thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm - Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An, trấn kinh Bắc, vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi, tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945, hành cung Cổ Bi thuộc xã Quang Trung, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Di tích hành cung Cổ Bi thuộc tổ dân phố Bình Minh, Thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm - Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An, trấn kinh Bắc, vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi, tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945, hành cung Cổ Bi thuộc xã Quang Trung, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.



Từ năm 1961 đổi thành xã Quang Trung I để phân biệt với xã Quang Trung II ở huyện Từ Sơn chuyển về (nay là xã Yên Thường, Gia Lâm). Năm 1965, xã này đổi tên là Trâu Quỳ và từ ngày1/4/2005 xã Trâu Quỳ được đổi thành Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Ngược dòng lịch sử, Cổ Bi là một vùng đất cổ, nơi có nhiều dấu ấn lịch sử Sử cũ và truyền thuyết dân gian cho biết vào năm 40 sau Công nguyên, đây là nơi hội quân, luyện tập võ nghệ của nghĩa quân Hai Bà Trưng trước khi tiến đánh Luy Lâu, thủ phủ của phong kiến đô hộ nhà Hán. Hiện nay, dấu tích còn lưu ở đền thờ thần Đô Hồ - một vị tướng tài ba của Hai Bà Trưng.

Đến thời Lý, Trần và Lê, Cổ Bi đã là một thắng địa, nổi tiếng ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long. Sử sách đều xác nhận Cổ Bi xưa thuộc vùng Kinh Bắc, là vùng đất văn hoá lâu đời, nơi có phong cảnh hữu tình. Vào đầu thế kỷ XVIII, vùng đất này càng nổi tiếng vì liên quan mật thiết tới các chúa Trịnh, đặc biệt là Nhân vương Trịnh Cương.



Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: tháng 11 (1727) Trịnh Cương tự ý dựng phủ đệ mới ở Cổ Bi. Cổ Bi là một địa điểm nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, tiếp giáp với xã Như Kinh, mà Như Kinh là quê hương Trương Thái phi, mẹ đẻ của Trịnh Cương, nên Cương thường tuần du đến xã ấy. Vì mê hoặc thuyết phong thuỷ, Cương muốn dời phủ đệ đến ở đất này, bầy tôi hắn lại nhiều người a dua phụ hoạ. Hắn bèn sai xây dựng phủ đệ mới, công việc làm một tháng đã hoàn thành, đặt tên là phủ Kim Thành.

Như vậy, vào năm 1727, vì Cổ Bi là một thắng cảnh, hơn nữa lại ở gần với quê mẹ, nên Trịnh Cương muốn dời phủ đệ đến nơi này. Tuy nhiên, theo dõi những ghi chép của sử thành văn thì có lẽ còn còn vì không muốn đặt Phủ chúa ở Thăng Long cùng với vua Lê nữa, muốn biến Cổ Bi thành trung tâm quyền lực của mình, với tư cách là người điều hành quốc gia. Khi đó, Cổ Bi được coi như kinh đô với tên gọi Kim Thành (toà thành vàng).

Tiếp đó, vào năm Ất Hợi (1755), Trịnh Doanh lại cho dựng cung miếu ở Cổ Bi, bởi cũng có ýýý muốn thiên đô đến nơi này.

Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, cùng với hai lần dinh tạo thì Cổ Bi cũng có hai lần bị phá hoại, một là vào tháng 7 năm 1729 do “nước sông lên to, đê Cự Linh bị vỡ nước cuốn đi, đổ nát”, và một lần là do con Trịnh Cương là Trịnh Giang “gặp lúc Cương mất bèn nối ngôi” và ra lệnh “đình chỉ việc xây dựng cung điện”.



Theo truyền thuyết dân gian, cho đến giữa thế kỷ XVIII, Hành cung Cổ Bi là một hệ thống thành luỹ, cung điện nguy nga bề thế. Trên đồi Cổ Bi, đặt đại bản doanh chúa Trịnh, là một cung điện lớn, kiến trúc gỗ, hệ thống đường thành đi lên cung điện rộng rãi, hai bên có đặt các con thú lớn được tạo bằng đá xanh, ngồi chầu ở tư thế cân đối. Xung quanh Cổ Bi là hệ thống các hành dinh của các quan tuỳ tùng trong phủ chúa Trịnh. Bên trong thành Cổ Bi có rất nhiều cây cổ thụ, cành lá sum suê, càng tạo cho Cổ Bi trở thành một quần thể kiến trúc tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, Hành cung Cổ Bi bị tàn phá nặng nề, lâu đài chính và hành dinh bao quanh đều bị đốt trụi, nay chỉ còn trơ nền cũ với hai hàng tượng voi, sư tử và hổ đá có kích thước lớn, là những di vật đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII.

Những ghi chép của sử thành văn đã cho thấy một thời "vàng son, huy hoàng" của hành cung Cổ Bi/phủ Kim Thành xưa, song qua thời gian, hiện nay qui mô của di tích còn lại quá khiêm tốn.

Thời gian tới đây, trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hành cung Cổ Bi được coi là trọng điểm nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, nhằm từng bước tìm hiểu và khôi phục đầy đủ diện mạo vốn có của di tích.

Đoàn Huy

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6474

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Lăng mộ vua Lê Nhân Tông ở đâu? (nhân phát hiện rùa đá ở di tích Lam Kinh)

Lăng mộ vua Lê Nhân Tông ở đâu? (nhân phát hiện rùa đá ở di tích Lam Kinh)

  • 19/08/2008 22:58
  • 7567

Trong số các vị vua Lê sơ an táng ở rừng Lam Sơn, hiện nay lăng mộ của vua Lê Nhân Tông vẫn chưa xác định được vị trí. Từ đầu thế kỷ 20, các học giả người Pháp như Cadière, Gaspardone và Bezacier đã quan tâm khảo sát và tìm hiểu vị trí lăng mộ Lê Nhân Tông khi đó đã không còn chút vết tích.