Nhận lời mời của Tổng Cục Di sản văn hoá Hàn Quốc, từ ngày 05 đến 09/05/2006, đoàn cán bộ Việt Nam gồm 08 đại biểu từ Cục Di sản văn hoá, Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Văn hoá- Thông tin, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế và Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, do Thứ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin Trần Chiến Thắng dẫn đầu, sang thăm Hàn Quốc (theo Quyết định số 1993/QĐ-BVHTT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin và theo Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
Nhận lời mời của Tổng Cục Di sản văn hoá Hàn Quốc, từ ngày 05 đến 09/05/2006, đoàn cán bộ Việt Nam gồm 08 đại biểu từ Cục Di sản văn hoá, Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Văn hoá- Thông tin, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế và Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, do Thứ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin Trần Chiến Thắng dẫn đầu, sang thăm Hàn Quốc (theo Quyết định số 1993/QĐ-BVHTT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin và theo Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
Mục đích chuyến viếng thăm nhằm: tham quan Lễ hội Jongmyo Jerye, một loại hình lễ tế cung đình từ triều đại Joseon (thế kỷ 14) được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại; dự thảo luận bàn tròn về hệ thống bảo vệ di sản văn hoá của các nước và ký kết văn bản thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực di sản văn hoá giữa Cục Di dản văn hoá, Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam với Tổng Cục Di sản văn hoá Hàn Quốc.
|
Nghi lễ Jongmyo Jerye |
Jongmyo Jerye là một nghi lễ cúng tổ tiên trong Hoàng Gia (tiếng Anh gọi là Jongmyo Jerye Ancestral Rite). Xưa kia, hàng năm, nghi lễ này được tổ chức hết sức quy mô tại thái miếu Jeongeon (điện Jongmyo) thành 05 đợt lễ theo 04 mùa và một đợt vào dịp đông chí, có lễ rước vua và nghi lễ tẩy trần của nhà vua trước khi hành lễ cúng tổ tiên hoàng tộc và có dàn nhạc lễ kèm theo. Nghi lễ này đã bị xoá bỏ sau ngày độc lập của Hàn Quốc nhưng đến năm 1969 thì được Ban Bảo tồn nghi lễ cúng tổ tiên hoàng gia (dòng họ Jeonju Lee) phục hồi lại. Ngày nay, nghi lễ độc đáo này được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 5. Nghi lễ Jongmyo Jerye được Hàn Quốc xếp hạng là tài sản văn hoá phi vật thể quan trọng số 56 vào năm 1975. Đi cùng với nó là Nhạc lễ Jongmyo Jeryeak (đã được Hàn Quốc xếp hạng tài sản văn hoá phi vật thể quan trọng và đánh số 01 và được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại ngay từ đợt công bố đầu tiên năm 2001). Thái miếu Jeongeon (điện Jongmyo) được xây dựng từ năm 1421, là nơi đặt 49 bài vị của các vua và hoàng hậu thuộc triều đại Joseon (thế kỷ 14) và là nơi thực hành nghi lễ cúng tổ tiên trong hoàng tộc. Nhờ có kiến trúc đặc sắc, quần thể di tích này đã được Hàn Quốc xếp hạng là khu di tích lịch sử quan trọng số 125 và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Lễ hội năm nay, số lượng khắp từ khắp nơi về dự tăng gần gấp đôi so với dự kiến, trong số đó có 11 đoàn khách do Tổng Cục Di sản văn hoá Hàn Quốc mời từ các tổ chức quốc tế như: UNESCO, ICCROM và từ các nước Mỹ, Úc, Moroco, Peru, Nhật Bản, Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam là đoàn được mời đông nhất (8 đại biểu).
Tại buổi thảo luận bàn tròn với chủ để về Hệ thống bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể, có 04 tham luận được trình bày: Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Peru. Qua các tham luận, các đại biểu được biết về hệ thống và tình hình bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể hiện nay ở các nước trên. Ngoài ra, các chuyên gia của UNESCO và ICCROM cũng đã bình luận, phân tích và cung cấp một số thông tin tổng hợp về quá trình hình thành Công ước về Bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể và mối quan tâm của các nước trên thế giới đối với công ước này nói riêng, đối với việc bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể nói chung. Phần tham luận của Việt Nam được đánh giá là đã cung cấp được một cái nhìn tổng quát về hệ thống và tình hình bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Phần trình bày này được minh hoạ bằng một số kết quả và hình ảnh hoạt động cụ thể của Dự án bảo vệ Nhã nhạc- Nhạc cung đình Việt Nam.
|
Quang cảnh buổi lễ ký kết |
Diễn ra vào ngày cuối cùng nhưng là nội dung hoạt động rất quan trọng của chuyến công tác này, đó là việc ký kết văn bản thoả thuận hợp tác dài hạn trong lĩnh vực di sản văn hoá giữa Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam với Tổng Cục Di sản văn hoá Hàn Quốc. Trên cơ sở của văn bản thoả thuận này, hai cơ quan quản lý di sản văn hoá của hai nước sẽ sớm xây dựng kế hoạch và triển khải những hoạt động hợp tác cụ thể như công tác đào tạo cán bộ, trao đổi nhân sự, trao đổi triển lãm, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động bảo tàng; bảo vệ di tích và di sản thế giới; khảo cổ, đặc biệt là khảo cổ học dưới nước và nhất là lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể là một thế mạnh của Hàn Quốc.
Nhân dịp này, Thành phố Huế đã mời một đoàn đại biểu của Tổng Cục Di sản văn hoá Hàn Quốc sang dự Festival Huế vào đầu tháng 6/2006 và phía Bạn đã vui vẻ nhận lời.
Kim Dung