Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/10/2024 13:29 278
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện sinh động tại phố bích họa Phùng Hưng, mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng.

 

Tái hiện không khí đoàn quân tiến về Hà Nội. Ảnh: Hoàng Lân
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, sáng 4-10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, ngày 10-10-1954 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
 
Các cựu chiến binh tham gia sự kiện. Ảnh: Duy Khánh
 
Phố Phùng Hưng rợp cờ hoa. Ảnh: Hoàng Lân
Từ khi Vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” năm 1010, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Trong tiến trình đó, ngày 10-10-1954 đánh dấu thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.
Chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” gồm các trưng bày, triển lãm và hoạt động diễn ra tại không gian bích họa phố Phùng Hưng từ ngày 4-10 đến 13-10-2024, tái hiện không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô qua các không gian trang trí, sắp đặt mô hình khu phố cổ xưa, cổng chào, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu; trình chiếu phim tư liệu về Hà Nội...
 
Một phối cảnh không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1946-1954). Ảnh: Hoàng Lân
 
Hoạt động trải nghiệm làm dép lốp. Ảnh: Hoàng Lân
Chương trình nhằm giới thiệu về một trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc tới người dân, du khách, qua đó, giúp mỗi công dân thêm tự hào và có những hành động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp cho việc xây dựng Thủ đô.
 
Triển lãm ảnh tư liệu chủ đề “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử”. Ảnh: Hoàng Lân
 
Người dân và du khách tham quan triển lãm. Ảnh: Duy Khánh
Điểm nhấn của chuỗi hoạt động này, quận Hoàn Kiếm phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay tổ chức triển lãm ảnh tư liệu chủ đề “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử”, giới thiệu các ảnh tư liệu của quận Hoàn Kiếm trong một thập kỷ đầy thử thách và vẻ vang - từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tới ngày tiếp quản Thủ đô 10-10-1954.
Đến với chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”, người dân và du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm, giao lưu với các nhà nghiên cứu về ngày tiếp quản Thủ đô; các hoạt động tương tác trải nghiệm trang phục bộ đội, làm dép cao su, thưởng thức các bài hát về Hà Nội...

Hoàng Lân 

https://hanoimoi.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3390

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Xây dựng cơ sở dữ liệu 'đúng-đủ-sạch-sống' để phát triển ngành văn hóa

Xây dựng cơ sở dữ liệu 'đúng-đủ-sạch-sống' để phát triển ngành văn hóa

  • 03/10/2024 10:16
  • 272

Việc xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu hiện đại, đồng bộ và hiệu quả không chỉ giúp ngành văn hóa quản lý tốt hơn mà còn mở ra cơ hội khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa đất nước.