Thứ Bảy, 09/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

12/06/2024 14:51 406
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 11.6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030.

 

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, Trưởng BCĐ Đề án nhấn mạnh: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của TƯ và của tỉnh, Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 đã được triển khai thực hiện bài bản. Việc thành lập BCĐ Đề án là cần thiết, quan trọng để triển khai thực hiện các phần việc. Xác định quan điểm bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển du lịch. Người dân là chủ thể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp, đặc sắc gắn với xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Biến giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" trở thành tài sản phát triển; việc đầu tư cần phù hợp với quy hoạch.
Khẳng định việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ lâu dài, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Các thành viên BCĐ, các ngành, huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Tập trung xây dựng Di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể hang động và danh lam thắng cảnh chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Các thành viên BCĐ Đề án căn cứ nhiệm vụ được giao tập trung triển khai thực hiện. Các huyện, thành phố thành lập BCĐ triển khai thực hiện Đề án; các sở, ngành, MTTQ và các đoàn thể xây dựng kế hoạch triển khai Đề án. Việc thành lập Tổ tư vấn lựa chọn các thành viên có chuyên môn sâu, kinh nghiệm ở cả TƯ và địa phương, nghệ nhân, người có uy tín. Tổ giúp việc nắm vững chuyên môn trong công tác tham mưu thực hiện Đề án. Có cơ chế, chính sách phù hợp đầu tư triển khai thực hiện Đề án.
Hội nghị đã công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 do Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng Ban chỉ đạo và các thành viên; thông qua quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên. Đề xuất thành lập tổ tư vấn, tổ giúp việc Ban chỉ đạo.
 
Khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Sau khi UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Đề án bảo tồn, đến nay đã có 10 huyện, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện: Chuẩn bị đầu tư xây dựng khu Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại huyện Tân Lạc. Bảo tàng tỉnh đã phục chế được 9/74 trống đồng có giá trị tại Bảo tàng tỉnh để bảo quản và phục vụ trưng bày giới thiệu về di sản trống đồng của Hòa Bình. Phối hợp Viện Âm nhạc hoàn thiện bộ Hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp…
Trước đó, ngày 17.1.2024, tỉnh Hoà Bình đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới tận cấp xã, với sự tham dự của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 24.11.2023, UBND tỉnh Hoà Bình đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023 - 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm nghiên cứu, đánh giá việc bảo tồn giá trị của nền "Văn hóa Hòa Bình", bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.
Trong thời gian vừa qua,  công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể dân tộc Mường luôn được địa phương quan tâm. Tỉnh đang triển khai xây dựng các hạng mục trong Khu bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đồng thời, phối hợp với Viện Âm nhạc và các tỉnh, thành phố hoàn thiện bộ hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình Tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Tỉnh Hoà Bình đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường. Về bảo tồn và phát huy nền “Văn hóa Hòa Bình”; đã hoàn thiện hồ sơ khoa học Di tích xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn trình Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo quy định…
 
Hiện vật về "Văn hoá Hoà Bình" được lưu giữ tại Bảo tàng Hoà Bình
Tại Việt Nam, các di tích "Văn hoá Hoà Bình" phân bố không đều, tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh Hoà Bình (72 điểm) và Thanh Hoá (32 điểm), số còn lại phân bổ rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị. Các di tích chủ yếu tập trung ở các vùng núi đá vôi tại các thung lũng hoặc các hang động, mái đá.
Đến nay, tỉnh Hoà Bình có các di tích khảo cổ về "Văn hoá Hoà Bình" tiêu biểu được xếp hạng di tích quốc gia, gồm: Hang Tằm, xóm Rổng Tằm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn; Hang Chổ, xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn; Hang Muối, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc; Hang Bưng, xóm Nẻ, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc; Hang Khoài, xóm Sun, xã Xăm Khoè, huyện Mai Châu; Hang Láng, xóm Chiềng Châu, huyện Mai Châu; Hang xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn; Mái đá Làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn; Động Tiên, xóm Lão Nội, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy; Hang Đồng Thớt, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy.

THANH PHONG 

https://baovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3348

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Trải nghiệm nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu

Trải nghiệm nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu

  • 11/06/2024 13:17
  • 603

Chiều 8/6, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển, Ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt phối hợp các nghệ nhân thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương tổ chức workshop Kỹ thuật khắc và in mộc bản. Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động của dự án "Mộc bản Thanh Liễu-Hành trình hồi sinh một làng nghề".