Thứ Năm, 16/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/10/2022 09:30 1096
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 19.10.2022 tại cơ sở 2, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Số 2, ngõ 31 Hoàng Cầu, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc lớp tập huấn chủ đề “Chiến lược truyền thông số cho bảo tàng”. Chương trình do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Đại học RMIT tổ chức.

 

TS. Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc
Đến dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Cục Hợp tác quốc tế - Bộ VHTT & DL, Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn các phòng/trung tâm - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tham gia lớp học có hơn 40 học viên là cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông, trưng bày, giáo dục... đến từ hơn 20 bảo tàng, di tích trong cả nước.
 
Bà Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại lễ khai mạc
 
TS. Emma Duester, Trường Đại học RMIT chia sẻ về mục tiêu chính của lớp tập huấn tại lễ khai mạc
Trong khuôn khổ 3 ngày diễn ra lớp tập huấn “Chiến lược truyền thông số cho bảo tàng”, các chuyên gia truyền thông từ Đại học RMIT cũng như các diễn giả trong lĩnh vực văn hóa, di sản tại Việt Nam sẽ trình bày, trao đổi, chia sẻ những bài học và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến công tác truyền thông bảo tàng với các chủ đề chính: Xây dựng chiến lược truyền thông số cho các bảo tàng Việt Nam; Hoạt động truyền thông với các đối tác (báo chí, công chúng trong nước và quốc tế); Xây dựng thương hiệu và thiết kế các nội dung kể chuyện trực quan tại các bảo tàng.
 
 
Truyền thông từ lâu đã chính thức được công nhận là một trong các hoạt động chuyên môn của bảo tàng. Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc triển khai duy trì các hoạt động truyền thông tại nhiều đơn vị bảo tàng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Chương trình tập huấn "Chiến lược truyền thông số cho bảo tàng” (Museum Digital Communication Strategies) là một hoạt động mang ý nghĩa kịp thời và thiết thực nhằm hỗ trợ phát triển công tác truyền thông tại các đơn vị bảo tàng, di tích Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ truyền thông số trở nên chuyên nghiệp hơn và tiệm cận với trình độ quốc tế.
 
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc
Đây là một trong những hoạt động nằm trong dự án “Số hóa văn hóa” do Đại học RMIT thực hiện với mục đích bảo tồn và quảng bá văn hóa thông qua việc biến văn hóa trở nên dễ dàng tiếp cận với du khách trong nước và quốc tế.
Ngay sau lễ khai mạc, lớp học đã bắt đầu nội dung của buổi tập huấn đầu tiên có chủ đề: "Xây dựng chiến lược truyền thông số cho các bảo tàng Việt Nam".

AN BÌNH

http://baovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3466

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Lắng nghe bia đá kể chuyện hiền tài

Lắng nghe bia đá kể chuyện hiền tài

  • 10/10/2022 10:47
  • 961

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2022), ngày 8.10 tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lễ khai mạc Triển lãm “Bia đá kể chuyện” với chủ đề “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” diễn ra đã thu hút đông đảo du khách tham quan.