Thứ Ba, 10/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/05/2019 10:56 3400
Điểm: 1/5 (4 đánh giá)
Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bên cạnh nghiên cứu văn hóa văn thể là khai quật, nghiên cứu, bảo tồn các di tích khảo cổ học; các kế hoạch nghiên cứu văn hóa phi vật thể cũng ngày càng được chú trọng và những kết quả nghiên cứu cũng đã bước đầu được ứng dụng thể nghiệm, tiếp cận công chúng. Một trong những kế hoạch nghiên cứ đó là Nghiên cứu Tết đoan ngọ.

Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên, ở mỗi nước lễ này lại mang những sắc thái và ý nghĩa riêng. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi là tết nửa năm hay tết “giết sâu bọ”, từ xa xưa đã lưu truyền câu ca dao: Tháng Năm nhớ tết Đoan Dương. Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang” hay “Tháng Tư đong đậu nấu chè. Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”.

 

Ẩm thực trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được xem là tết kỳ lạ nhất của người Việt. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép “Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó...”. Đặc biệt, những phong tục này đã được khắc họa một cách chân thực và sống động trong bộ sách Kỹ thuật của người An Nam (Henri Oger).

Bên cạnh các phong tục trong dân gian, các nguồn sử liệu như Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Triều hội điển, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ... cũng cho biết, trong cung đình xưa, tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong muốn ban phúc lành, sức khỏe, bình an.

Sáng ngày 24/5/2019, tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi các hoạt động trưng bày những kết quả nghiên cứu văn hóa phi vật thể và các chương trình trải nghiệm phục vụ khách tham quan và các em thiếu nhi. Đây là những hoạt động tìm về cội nguồn xưa, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông và góp phần khơi nguồn tinh hoa dân tộc, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tới tham dự và cắt băng khai mạc trưng bày có GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đông đảo các nhà khoa học, các nghệ nhân và các cháu học sinh đến từ làng trẻ em SOS và trường THCS Ngô Sĩ Liên (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)…

 

Các đại biểu tham dự khai mạc trưng bày

Trưng bày “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” nhằm giới thiệu một số phong tục tập quán, nghi lễ trong dân gian và cung đình, giúp người xem tìm về cội nguồn xưa, hiểu và trân trọng hơn những giá trị truyền thống cốt lõi, trường tồn của dân tộc như tinh hoa ẩm thực, tinh hoa làng nghề, tinh hoa y học cổ truyền qua bàn tay sáng tạo, tài hoa của những nghệ nhân. Đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các nghệ nhân như: Nghệ nhân làm quạt truyền thống Lân Tuyết, Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, nghệ nhân thuốc nam Tuyết Mai.

 

Học sinh tương tác làm quạt theo hướng dẫn của nghệ nhân

 

Học sinh tương tác làm quạt theo hướng dẫn của nghệ nhân

Chương trình cũng dành những không gian đặc biệt cho các em nhỏ tham quan, học tập, trải nghiệm và lưu giữ những ký ức đẹp trong kỳ nghỉ hè của tuổi ấu thơ, với nhiều hoạt động sáng tạo như “làm quạt đón phúc lành”, “kết vòng nhận bình an”, tham gia nhiều trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, chơi chuyền, làm diều, bắn bi, nhảy dây, ném lon, đập niêu đất...; cùng nhiều hoạt động nghệ thuật như biểu diễn múa rối nước, tái hiện hoạt cảnh Lễ ban quạt thời Lê Trung hưng của Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên.

TS. Bùi Thị Thu Phương

 

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3400

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Để bảo tàng không còn... “hiện vật cấm sờ”

Để bảo tàng không còn... “hiện vật cấm sờ”

  • 20/05/2019 14:55
  • 1999

Đổi mới trưng bày, hướng đến bảo tàng thông minh để công chúng và du khách có cơ hội được trải nghiệm và tương tác, hưởng thụ văn hóa nhiều hơn là vấn đề sống còn để hệ thống bảo tàng đánh thức tiềm năng vốn có của kho tàng di sản đang lưu giữ. Qua đó, khẳng định mình trong bối cảnh phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt với những thiết chế văn hóa mới ra đời.