Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/09/2018 21:07 1306
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sáng 23/9, tại TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) diễn ra phiên khai mạc đại hội lần thứ 21 của Hội tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương. Đại hội do tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Hội tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Sáng 23/9, tại TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) diễn ra phiên khai mạc đại hội lần thứ 21 của Hội tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương. Đại hội do tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Hội tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Khai mạc Đại hội lần thứ 21 IPPA

Toàn cảnh phiên khai mạc

Hơn 500 nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học từ 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã đến tham dự phiên Khai mạc Đại hội lần thứ 21 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương tại thành phố Huế.

Chủ trì phiên Khai mạc, về phía Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có GS.TS Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện, PGS.TS Nguyễn Giang Hải - Viện trưởng Viện Khảo cổ học; Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có PGS.TS Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; GS.TS. Ian Lilley (Tổng Thư ký Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương).

GS.TS Ian Lilley (Tổng Thư ký IPPA)

Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) là cơ quan cao nhất về di sản và khảo cổ học của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được thành lập ở Java (Indonesia) vào năm 1929 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu về thời tiền sử Đông Á và khu vực Thái Bình Dương; duy trì trao đổi học thuật thông qua các hội nghị thường xuyên và duy trì các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu tiền sử. Khảo cổ học ngày nay không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu cơ bản mà ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội khác, hướng đến phục vụ trực tiếp đời sống cộng đồng. Di sản văn hóa cả trên mặt đất, trong lòng đất và dưới nước đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn không chỉ trong lĩnh vực văn hóa giáo dục mà còn trong sự liên kết xã hội hòa bình. Trong đó vai trò của các nhà khảo cổ học là rất quan trọng. Theo đó, IPPA sẽ tổ chức Đại hội, hội nghị quốc tế định kỳ 4 năm 1 lần.

Phát biểu chào mừng của GS.TS Nguyễn Văn Đức

Phát biểu tại buổi khai mạc GS.TS Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ, đây là một trong những sự kiện khoa học lớn và quan trọng nhất của giới khảo cổ học thế giới; là cơ hội để các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của mình cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao việc Ban chấp hành IPPA đã quyết định chọn Viện Khảo cổ học là cơ quan tổ chức sự kiện này, đặc biệt là có sự phối hợp tổ chức của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

PGS.TS Nguyễn Dung - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, gửi lời cảm ơn và hoan nghênh các nhà khoa học trên thế giới về tham dự Đại hội Hội tiền sử Ấn Độ Thái Bình Dương lần thứ 21 được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là sự quan tâm và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên - Huế sẵn sàng chung tay, đồng hành với IPPA và các tổ chức liên quan nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa khảo cổ học của quốc gia và khu vực. Sau phát biểu khai mạc và chào mừng của GS.TS Phạm Văn Đức và PGS.TS Nguyễn Dung, Đại hội đã nghe 2 tham luận của PGS.TS Nguyễn Giang Hải: “Những nghiên cứu gần đây của Khảo cổ học Việt Nam” và TS. Phan Thanh Hải với tham luận “Di sản văn hóa Huế và công tác bảo tồn”.

PGS.TS Nguyễn Giang Hải trình bày tham luận: “Những nghiên cứu gần đây của Khảo cổ học Việt Nam”

TS.Phan Thanh Hải trình bày tham luận "Di sản văn hóa Huế và công tác bảo tồn"

Cũng trong dịp này, các nhà khoa học trên thế giới sẽ có cơ hội hiểu thêm về Cố đô Huế - vùng đất gần 400 năm tồn tại (1558-1945) và triều Nguyễn đã để lại cho Việt Nam những di sản văn hóa, lịch sử phong phú và đa dạng và Huế với tư cách là kinh đô của triều đại đã được thừa hưởng rất nhiều từ các di sản vô giá này. Trong những ngày diễn ra Đại hội, các đại biểu tham dự tại các tiểu ban sẽ trình bày và thảo luận hơn 500 báo cáo từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, đại hội có nhiều tiểu ban chuyên về vấn đề khảo cổ học của từng quốc gia như Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Việt Nam…

Bùi Thị Thu Phương

Ảnh : Viện Khảo cổ học

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3225

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Phương án nào để trùng tu Hải Vân Quan?

Phương án nào để trùng tu Hải Vân Quan?

  • 18/09/2018 12:12
  • 1304

Đó là vấn đề được ngành Văn hóa, Thể thao và ngành Du lịch của hai địa phương Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng cùng các nhà nghiên cứu đưa ra thảo luận tại Hội thảo về phương án trùng tu, bảo tồn di tích Hải Vân Quan vừa được tổ chức tại TP. Huế.