Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/09/2018 12:12 1303
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đó là vấn đề được ngành Văn hóa, Thể thao và ngành Du lịch của hai địa phương Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng cùng các nhà nghiên cứu đưa ra thảo luận tại Hội thảo về phương án trùng tu, bảo tồn di tích Hải Vân Quan vừa được tổ chức tại TP. Huế.

Đó là vấn đề được ngành Văn hóa, Thể thao và ngành Du lịch của hai địa phương Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng cùng các nhà nghiên cứu đưa ra thảo luận tại Hội thảo về phương án trùng tu, bảo tồn di tích Hải Vân Quan vừa được tổ chức tại TP. Huế.

Chọn một trong hai phương án trùng tu

Ngày 17/9, tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan”. Hội thảo có sự tham dự của TS. Nguyễn Thế Hùng - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cùng đại diện các đơn vị liên quan và nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học.

Toàn cảnh Hội thảo "Bảo tồn, phục hồi, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan".

Tại hội thảo, đại diện Phân viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng tại miền Trung (Viện Khoa học CNXD - Bộ Xây dựng) đã báo cáo tư vấn hai phương án tu bổ, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan để mọi người cùng đóng góp ý kiến.

Theo đó, phương án 1 sẽ cho phục hồi toàn bộ các công trình phía trong ranh giới vùng I bảo vệ di tích, một đoạn đường Thiên Lý đi về phía Huế và đường dốc đi về phía Đà Nẵng vào thời kỳ nhà Nguyễn. Các công trình nằm giữa ranh giới vùng I và vùng II của di tích (các công trình xây dựng giai đoạn từ 1945-1975) sẽ được bảo tồn thích nghi.

Cụ thể, ở phương án này sẽ có tất cả 15 hạng mục như tu bổ cửa Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan theo dấu tích nguyên gốc; gia cố chống nứt, chống thấm cho các khối xây; phục hồi lan can, hệ thống cửa ván và các tường thành nhà Nguyễn bằng đá hộc; phục hồi nhà Trú Sở và Vũ Khố 3 gian; phục hồi 200m tuyến đường Thiên Lý và tuyến bậc cấp từ Hải Vân Quan… với kinh phí dự kiến khoảng 39 tỷ đồng

Phương án 2 đề xuất sẽ bảo tồn nguyên trạng các công trình được xác định có trước 1975, đặc biệt thời kỳ chiến thắng Đồn Nhất (Pháp thuộc). Kinh phí đề xuất cho phương án này là hơn 23 tỉ đồng.

Sau khi lắng nghe hai phương án trùng tu Hải Vân Quan, về cơ bản các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các nhà quản lý cơ bản đều đồng tình với phương án 1. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đóng góp thêm đối với phương án này nếu được lựa chọn để việc trùng tu được đầy đủ, toàn diện hơn.

Nhiều ý kiến từ các nhà nghiên cứu

Nhìn nhận và đánh giá cao vai trò, giá trị của di tích Hải Vân Quan, TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Thừa Thiên – Huế cho rằng ông cơ bản đồng tình với phương án 1. Tuy nhiên ông Dũng cũng góp ý, trong thời gian tới hai địa phương Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng nên xem xét xin phép Bộ Quốc phòng để hạ giải một số công trình của giai đoạn chống Pháp và Mỹ để tôn tạo theo nguyên bản thời Nguyễn. Chỉ giữ một số lô cốt phù hợp và cũng đề nghị trong dự án phải bổ sung thêm các hạng mục bãi đỗ xe, nhà trưng bày, các cơ sở dịch vụ,..

Phối cảnh phương án 1 bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa góp ý, trong quá trình lập dự án, các đơn vị cần phải đặc biệt chú ý đến các cứ liệu lịch sử ghi chép về Hải Vân Quan khi có khá nhiều thông tin đưa ra tại hội thảo từ tài liệu đề xuất dự án vẫn chưa chính xác. Về vấn đề này, theo ông Hoa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cần phối hợp với đơn vị tư vấn để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Cũng cơ bản đồng tình với phương án 1, ông Hoa đưa ra ý kiến đối với hạng mục khôi phục con đường Thiên lý Bắc Nam, thì cần phải khôi phục cả hai phía Huế và Đà Nẵng như nhau. Riêng đối với bia chiến thắng Đồn Nhất (thời Pháp) nên cân nhắc để lựa chọn địa điểm phù hợp trong tổng thể của công trình.

Ngoài các ý kiến này, tại hội thảo các nhà nghiên cứu cũng đưa nhiều thông tin, cứ liệu lịch sử mô tả chi tiết công trình Hải Vân Quan qua từng giai đoạn khác nhau để bổ sung cho tổng thể về cảnh quan, chi tiết công trình cũng như những yếu tố lịch sử, văn hóa, phong thủy… của di tích và đề nghị trong quá trình lập dự án phải đặc biệt lưu ý. Trước khi tiến hành trùng tu, tôn tạo các đơn vị lập dự án cũng cần nghiên cứu bổ sung thêm các hạng mục hạ tầng như bãi đỗ xe, khu dịch vụ,… để đảm bảo tính hài hòa về cảnh quan tổng thể sau khi hoàn thiện.

Nhiều công trình cổ mang tính lịch sử tại di tích Hải Vân Quan được các chuyên gia khảo cổ phát hiện.

Phát biểu cuối buổi hội thảo, TS. Nguyễn Thế Hùng - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) ghi nhận những ý kiến tâm huyết của các nhà nghiên cứu đã đưa ra, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của hai địa phương Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích Hải Vân Quan trong thời gian qua.

Theo TS. Nguyễn Thế Hùng, ngoài ý kiến của các nhà khoa học thì trong thời gian tới các đơn vị liên quan cần phải tiếp tục tìm kiếm thêm các tư liệu và xem xét có cần thiết phải khai quật khảo cổ nữa không để xây dựng cứ liệu cho việc hoàn thiện phương án khi dự án được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện phân tích các kết quả khảo cổ, làm rõ lịch sử xây dựng của di tích.

Cục trưởng Nguyễn Thế Hùng cũng đề nghị đơn vị tư vấn dự án tiếp thu các ý kiến liên quan đến các giải pháp giới thiệu di tích, tôn tạo cảnh quan, bãi đỗ xe,.. Riêng đối với hai địa phương là tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP. Đà Nẵng cần bắt tay vào việc xây dựng ngay phương án quản lý và khai thác đối với di tích Hải Vân Quan ngay từ bây giờ.

Lê Chung

toquoc.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3225

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Tọa đàm Quốc tế“Chia sẻ kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế giớiKhu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”

Tọa đàm Quốc tế“Chia sẻ kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế giớiKhu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”

  • 07/09/2018 08:41
  • 1725

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào mùa Thu năm 2010. Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu, đây là trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng của nước ta từ thành Vạn Xuân thế kỷ VI, phủ thành Tống Bình, phủ thành An Nam thế kỷ VII - IX, kinh đô của nước Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Bên cạnh những di tích còn hiện hữu trên mặt đất như Đoan Môn, thềm rồng Điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc..., một số lượng lớn các dấu tích kiến trúc xuất lộ qua khai quật khảo cổ học hiện đang được bảo tồn tại chỗ. Các dấu tích kiến trúc ở các lớp văn hoá chồng xếp lên nhau đã chứng minh lịch sử khoảng 13 thế kỷ của Hoàng thành Thăng Long.