Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/09/2018 08:41 1507
Điểm: 3/5 (1 đánh giá)
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào mùa Thu năm 2010. Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu, đây là trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng của nước ta từ thành Vạn Xuân thế kỷ VI, phủ thành Tống Bình, phủ thành An Nam thế kỷ VII - IX, kinh đô của nước Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Bên cạnh những di tích còn hiện hữu trên mặt đất như Đoan Môn, thềm rồng Điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc..., một số lượng lớn các dấu tích kiến trúc xuất lộ qua khai quật khảo cổ học hiện đang được bảo tồn tại chỗ. Các dấu tích kiến trúc ở các lớp văn hoá chồng xếp lên nhau đã chứng minh lịch sử khoảng 13 thế kỷ của Hoàng thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào mùa Thu năm 2010. Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu, đây là trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng của nước ta từ thành Vạn Xuân thế kỷ VI, phủ thành Tống Bình, phủ thành An Nam thế kỷ VII - IX, kinh đô của nước Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Bên cạnh những di tích còn hiện hữu trên mặt đất như Đoan Môn, thềm rồng Điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc..., một số lượng lớn các dấu tích kiến trúc xuất lộ qua khai quật khảo cổ học hiện đang được bảo tồn tại chỗ. Các dấu tích kiến trúc ở các lớp văn hoá chồng xếp lên nhau đã chứng minh lịch sử khoảng 13 thế kỷ của Hoàng thành Thăng Long.

Mục đích nhằm bảo tồn lâu dài các dấu tích kiến trúc, di vật khảo cổ học đã được phát lộ, tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là công việc đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý và các nhà khoa học. Bảo tồn di sản văn hóa thế giới đặc biệt như Hoàng thành Thăng Long cũng đặt ra yêu cầu cần có phương pháp tiếp cận tổng hợp mang tính chất liên ngành. Bởi vậy, bảo tồn các dấu tích kiến trúc được giữ gìn trong lòng đất hàng ngàn năm tại khu di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long là công việc mà chúng ta cần có những hướng đi đúng, cần có kế hoạch bảo tồn lâu dài và bền vững, phát huy giá trị di sản và chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp.

Trong thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện các công tác về di sản thế giới, như công tác quy hoạch, thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ gồm 8 điểm với Ủy ban Di sản Thế giới… Những kết quả thực hiện đó làm tiền đề cho công tác nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản Thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Ngày 6/9/2018 tại Hoàng thành Thăng Long đã tổ chức tọa đàm khoa học Quốc tế “Chia sẻ kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội” nhằm trao đổi về nghiên cứu khoa học, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, chia sẻ và học tập kinh nghiệm về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, học tập kinh nghiệm, đưa ra định hướng, kế hoạch hành động để từng bước nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị nhiều mặt của Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Toàn cảnh tọa đàm

Tọa đàm khoa học tập trung vào ba nội dung chính:

- Thứ nhất: Công tác nghiên cứu các dấu tích kiến trúc tại khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu Thành cổ Hà Nội qua các tư liệu khảo cổ và nguồn sử liệu;

- Thứ hai: Công tác bảo quản di tích di vật, khảo cổ học;

- Thứ ba: Công tác phát huy giá trị di sản.

Tham gia tọa đàm có 11 bản tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học Pháp, Nhật Bản và Việt Nam. Các bản tham luận đề cập đến nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu, bảo tồn, bảo quản… di tích - di vật cũng như kinh nghiệm quản lý, quảng bá, tuyên truyền và phát huy giá trị di sản.

Các bản tham luận đề cập đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu, nội dung hợp tác giữa Vùng Ile de France (Pháp), vùng Wallonie Bruxelles (Bỉ) với Hoàng thành Thăng Long, công tác bảo tồn, bảo quản, phục dựng… di tích, di vật trong các khu di sản cũng như kinh nghiệm quản lý, quảng bá, tuyên truyền và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Bên cạnh việc thảo luận, chia sẻ những kết quả nghiên cứu, những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động, công tác bảo tồn, bảo quản di tích, di vật…, các chuyên gia, các nhà khoa học đã nêu rõ những hạn chế, những vướng mắc, khó khăn đối với công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị trong các khu Di sản thế giới hiện nay và tìm ra nguyên nhân và tìm cách thức, hướng đi nhằm hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của các khu Di sản Thế giới.

Chuyên gia trình bày tham luận tại tọa đàm

Thông qua tọa đàm “Chia sẻ kết quả nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”, các chuyên gia, các nhà khoa học cùng trao đổi về công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhằm thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban Di sản Thế giới về Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong thời gian tới:

1.Đẩy mạnh nghiên cứu tại khu vực trung tâm, đặc biệt là nghiên cứu so sánh trong nước và các nước khu vực Đông Bắc Á, những kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung tư liệu trong quá trình thực hiện Đề án nghiên cứu phương án khôi phục không gian điện Kính Thiên;

2.Bảo tồn Di sản (thực hiện Điều 4, Luật Di sản Văn hóa) không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc của di tích - di vật và đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, chuyên gia Quốc tế và Việt Nam;

3.Phát huy giá trị Di sản (thực hiện Điều 27, Công ước 1972 về bảo vệ và phát huy các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới), nghiên cứu xây dựng Bảo tàng tại chỗ và đưa Giáo dục di sản trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn kế tiếp.

TS.Bùi Thị Thu Phương

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3225

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Ngắm Hà Nội từ những năm 1884 – 1888

Ngắm Hà Nội từ những năm 1884 – 1888

  • 07/09/2018 08:29
  • 1384

Những hình ảnh về Hà Nội từ năm 1884-1888 được giới thiệu đến công chúng trong “Hoài niệm Hà Nội phố”.