Thứ Ba, 25/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/08/2018 09:01 1623
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong quá trình đi tìm dấu tích của vua Hàm Nghi sau khi rời kinh thành Huế, ra vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh để khởi xướng phong trào Cần Vương chống Pháp, mới đây Hội di sản Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã phát hiện bộ phản (hay còn gọi là bộ ngựa) của vị vua yêu nước này sử dụng trong quá trình xuất bôn.

Trong quá trình đi tìm dấu tích của vua Hàm Nghi sau khi rời kinh thành Huế, ra vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh để khởi xướng phong trào Cần Vương chống Pháp, mới đây Hội di sản Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã phát hiện bộ phản (hay còn gọi là bộ ngựa) của vị vua yêu nước này sử dụng trong quá trình xuất bôn.

Bộ phản vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 100 năm​.​

Theo ông Đinh Xuân Định, Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam huyện Minh Hóa: Hiện gia đình ông Đinh Hữu Hạnh, là giáo viên trường tiểu học xã Dân Hóa (trú tại tiểu khu 3 thị trấn Quy Đạt) đang sở hữu bộ phản quý giá này.

Cụ Đinh Văn Niêm (83 tuổi), hội viên hội di sản Việt Nam huyện Minh Hóa cho biết, đến đời anh Hạnh là thế hệ thứ 4 trực hệ, lưu giữ bộ phản quý hiếm này của vua Hàm Nghi từng sử dụng.

“Trước đây cụ Đinh Văn Hiện là chánh tổng vùng miền núi này đóng bộ phản gồm 3 phách gỗ gõ, thuê thợ sơn tràng địa phương dùng rìu đẽo ra. Mỗi tấm rộng hơn 30cm, dài gần 3m, dày hơn 5cm. Lúc vua Hàm Nghi từ kinh thành Huế ra vùng núi Minh Hóa xây dựng phong trào Cần Vương, nhà vua đã sử dụng bộ phản này vừa để ngủ, vừa để bàn cơ sự cũng như tiếp đón văn nhân, nghĩa sĩ đến yết kiến ủng hộ phong trào Cần Vương do nhà vua khởi xướng” - cụ Niêm cho hay.

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phòng trào Cần Vương thất bại, bộ phản này được các đời con cháu trực hệ của chánh tổng Đinh Văn Hiện thay nhau lưu giữ. Ông Hạnh cho biết, bộ phản này từng được thân sinh và ông nội giữ gìn cẩn thận dưới mái nhà tranh, đặt trang trọng ở gian giữa. Trong chiến tranh chống Mỹ, bộ phản này còn được trưng dụng làm hầm tránh bom.

Khi hòa bình lập lại, gia đình thầy Hạnh đưa về bảo quản trong nhà, nhiều trận lũ lớn, nhiều thứ trong nhà bị trôi thì cha và ông của thầy Hạnh vẫn chằng buộc bộ phản này như một báu vật. Hiện mặt phản có những đường hằn sâu do nhiều tác động bên ngoài nhưng vẫn giữ nước bóng rất cổ xưa. Các chân đế kê bộ phản đã bị mối mọt, nên gia đình thầy giáo này dùng loại gỗ mới làm chân, riêng mặt phản thì không thay đổi.

Được biết, chuyên gia của Bảo tàng Quảng Bình đã nhiều lần tìm kiếm bộ phản này nhiều năm nhưng chưa gặp. Qua các xác tín của người dân, ông Định và Hội di sản văn hóa Việt Nam huyện Minh Hóa khẳng định đây là bộ phản do vua Hàm Nghi từng sử dụng. Hiện ông Định đang ra sức thuyết phục gia đình hiến lại cho địa phương trưng bày.

HOÀNG NAM

tienphong.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3670

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Số hóa bảo tồn thư tịch cổ của các dân tộc thiểu số tại Bắc Cạn

Số hóa bảo tồn thư tịch cổ của các dân tộc thiểu số tại Bắc Cạn

  • 03/08/2018 09:18
  • 1570

Bắc Cạn có bảy dân tộc cùng sinh sống và phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Qua nhiều thế hệ, những di sản văn hóa của các dân tộc vẫn được lưu giữ khá nhiều trong cộng đồng, nhất là thư tịch cổ, di vật, cổ vật, tài liệu… Trong đó, nhiều tài liệu là độc bản, nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một.