Thứ Tư, 18/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/08/2008 16:11 2085
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Các nhà khoa học chuyên ngành đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mỹ và Nhật đã tham dự Hội thảo khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia: Hướng tới một sự hợp tác bền vững tại Hà Nội ggày 11/12.

Các nhà khoa học chuyên ngành đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mỹ và Nhật đã tham dự Hội thảo khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia: Hướng tới một sự hợp tác bền vững tại Hà Nội ggày 11/12.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học 3 nước Đông Dương cùng tham gia thảo luận, nhìn nhận sự phát triển của khảo cổ học tại các nước khu vực này trong những năm qua, thông báo những kết quả nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn tiền sử và sơ sử, tìm kiếm những khả năng hướng tới một sự hợp tác bền vững về nghiên cứu và đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ trong tương lai.
Ở Việt Nam, khảo cổ học giai đoạn tiền-sơ sử đã có những thành tựu cơ bản. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học nước ngoài đã phát hiện văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn. Sau đó, các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện về văn hoá mới cho phép lấp dần những khoảng trắng về không gian và thời gian.

Vào những thập niên 60, Việt Nam phát hiện văn hoá Sơn Vi và từ đó tìm được nguồn gốc của văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn mà nền văn hoá này phân bố khá rộng ở khu vực Đông Dương. Trong khu vực cư trú của văn hoá Đông Sơn, Việt Nam đã phát hiện các văn hoá Tiền Đông Sơn, xác lập một cách chắc chắn một phổ hệ phát triển từ Phùng Nguyên lên Đông Sơn, từ đó khẳng định được nguồn gốc bản địa của nền văn hoá nổi tiếng này.

Theo TTXVN

a
(Nguồn: cinet.gov.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3973

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Bảo vệ, tôn tạo di sản văn hóa: Cần phải quy hoạch

Bảo vệ, tôn tạo di sản văn hóa: Cần phải quy hoạch

  • 29/08/2008 16:10
  • 2334

Những năm qua, dù đã có sự quan tâm của Nhà nước nhưng nhiều vấn đề bức xúc vẫn còn đặt ra đòi hỏi các biện pháp giải quyết tháo gỡ trong việc tôn tạo bảo vệ, phát huy di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam.