Thứ Năm, 20/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/08/2008 16:03 2006
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tin từ UBND xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp cho biết, trong lúc đi đào quặng thiếc, một người dân xã này đã phát hiện nhiều cổ vật quý của người Thái và 13kg tiền cổ đựng trong chiếc mò nừng.

Tin từ UBND xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp cho biết, trong lúc đi đào quặng thiếc, một người dân xã này đã phát hiện nhiều cổ vật quý của người Thái và 13kg tiền cổ đựng trong chiếc mò nừng.


Số cổ vật làm từ đồng thau vừa được phát hiện.

Trong lúc khai thác quặng thiếc, anh Lô Văn Kiều, trú tại bản Châu Nhọi, xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp - Nghệ An), đã phát hiện một số cổ vật quý được giới chuyên môn cho biết là cổ vật quý của người Thái tiền sử.

Khoảng 2 năm trở lại đây, một số cổ vật quý của thời tiền sử hay còn gọi là cổ vật đất Mường ở huyện Quỳ Hợp được người dân phát hiện trong lúc đi rừng, phát nương làm rẫy, trong các thung lũng, khe suối….

Theo người dân, những cổ vật này được chôn vùi trong lòng đất, do tầng địa chất thay đổi sau cơn mưa lũ nên cổ vật tìm thấy ngày càng nhiều ở vùng đất này.

Số cổ vật anh Kiều phát hiện gồm: một cái chiêng không núm, một cái nồi dùng nấu rượu, một chiếc mò sừng - cổ vật này được dùng để hông xôi nếp mới và hiện nay 100% người Thái vẫn đang dùng, một cái chiêng nhỏ… Tất cả số cổ vật đó đều được làm từ đồng thau.

Khoảng 2 năm trở lại đây, một số cổ vật quý của thời tiền sử hay còn gọi là cổ vật đất Mường ở huyện Quỳ Hợp được người dân phát hiện trong lúc đi rừng, phát nương làm rẫy, trong các thung lũng, khe suối….

Theo người dân, những cổ vật này được chôn vùi trong lòng đất, do tầng địa chất thay đổi sau cơn mưa lũ nên cổ vật tìm thấy ngày càng nhiều ở vùng đất này.

Trong số những cổ vật trên, chiếc mò nừng đựng 13 kg đồng tiền cổ của người Thái, ở giữa đồng tiền có một lỗ hình vuông, hai mặt đồng tiền hiện hình chữ Thái đúc nổi rất rõ.

Được biết, thời tiền sử ở vùng đất “linh kiệt” này có ngọn núi Cơ Đoi nằm trên dãy Pù Khạng, với độ cao 1.000m so với mặt nước biển. Theo một số già làng cũng như cán bộ văn hoá, nơi đây là tổ tiên của người Thái đã từng sinh sống theo kiểu nguyên thuỷ, nên sau khi chết đi một số cổ vật của tổ tiên bị thiên tai vùi dập trong lòng đất. Thời gian trôi qua, mưa lũ xói mòn, lở núi, lở đồi… vì vậy một số cổ vật lâu nay nằm trong lòng đất được lộ ra.

Hiện nay, trên vùng đất Cơ Đoi này người dân đi khai thác thiếc rất nhiều và cũng không ít người phát hiện được cổ vật quý, nhưng họ đã đem bán cho “đội quân” đồng nát với giá quá bèo. Theo họ, những cổ vật ấy là của người xưa, có thần linh, ma quái canh giữ nên họ đã bán để khỏi ám ảnh thần chết.

Theo Dân Trí
(Nguồn: baokhanhhoa.com.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3650

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Di tích đình Xàm – Giá trị lịch sử cần được bảo tồn

Di tích đình Xàm – Giá trị lịch sử cần được bảo tồn

  • 29/08/2008 16:00
  • 3284

Theo các tài liệu Hán Nôm để lại, Đình Xàm (Phú Lai - Yên Thuỷ) được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1917). Đình thờ thành hoàng là nhân thần, người của chính địa phương tên là Đô Khú (tức Bùi Văn Khút) cùng vợ là “Thiên Tinh công chúa”.