Cục Di sản Văn hóa vừa chính thức có văn bản gửi các bảo tàng, di tích trên cả nước đề nghị các đơn vị phối hợp với Viện Khoa học Hình sự triển khai chương trình đánh dấu hiện vật, cổ vật quý hiếm nhằm tăng cường công tác bảo vệ cổ vật và xác định nguồn gốc cổ vật khi rủi ro xảy ra.
Cục Di sản Văn hóa vừa chính thức có văn bản gửi các bảo tàng, di tích trên cả nước đề nghị các đơn vị phối hợp với Viện Khoa học Hình sự triển khai chương trình đánh dấu hiện vật, cổ vật quý hiếm nhằm tăng cường công tác bảo vệ cổ vật và xác định nguồn gốc cổ vật khi rủi ro xảy ra.
Đây là phương pháp đánh dấu bí mật lên nhiểu điểm khác nhau trên cổ vật quý hiếm bằng các chất hóa học đặc biệt không mùi và mắt thường không thể nhìn thấy. Mỗi lần đánh dấu sẽ lưu lại trong máy những dữ liệu cần thiết như niên đại, kiểu dáng, hình thức nơi bảo quản cổ vật... Hạn sử dụng đối với mỗi lần đánh dấu này lên đến 50 năm.
Đánh dấu bí mật cho cổ vật góp phần ngăn chặn nạn "chảy máu" cổ vật và giải quyết việc truy tìm nguồn gốc cổ vật. Cho tới nay, Việt Nam là nước đầu tiên áp dụng phương pháp này.
Theo CPV