Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/08/2008 15:35 1934
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sáng ngày 8.11.2007, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì buổi làm việc bàn về vấn đề tăng cường gắn kết giữa các bảo tàng với hoạt động du lịch trong việc thu hút khách du lịch đến bảo tàng.

Sáng ngày 8.11.2007, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh đã chủ trì buổi làm việc bàn về vấn đề tăng cường gắn kết giữa các bảo tàng với hoạt động du lịch trong việc thu hút khách du lịch đến bảo tàng. Đây là lần đầu tiên đại diện của hai ngành Bảo tàng và Du lịch có một cuộc tiếp xúc thẳng thắn để cùng nhau tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình hợp tác. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Cục Di sản Văn hoá; Vụ Lữ hành; Cục Xúc tiến du lịch và lãnh đạo của nhiều bảo tàng, Công ty du lịch...


Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Trần Huấn

Đối với hoạt động du lịch, Bảo tàng luôn là địa chỉ thu hút khách du lịch và luôn nằm trong chương trình tour của khách du lịch ưa thích tìm hiểu văn hoá, lịch sử của một dân tộc, một quốc gia và một thời đại lịch sử của loài người. Nhiều nước đã rất thành công trong việc thu hút khách du lịch tới các bảo tàng, mang lại nguồn thu lớp cho bảo tàng. Thời gian qua, các bảo tàng của Việt Nam cũng đã bước đầu thu hút được nhiều khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhiều bảo tàng dã thành công trong việc thu hút khách du lịch như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM, Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trong chương trình tour của nhiều doanh nghiệp lữ hành đã có chương trình thăm bảo tàng cho khách du lịch. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bảo tàng chưa thu hút được khách du lịch. Nhiều bảo tàng trước đây thu hút được khách du lịch nhưng hiện nay lượng khách đến lại giảm dần.


Khách tham quan trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: BTLSVN

Sau khi nghe đại diện Cục Di sản Văn hoá, Vụ Lữ hành, các bảo tàng và công ty lữ hành du lịch báo cáo khái quát những nét cơ bản nhất về thực trạng cũng đề xuất phương hướng biện pháp gắn kết giữa các bảo tàng với hoạt động du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị. Đối với Cục Di sản Văn hoá cần chủ trì tập trung xây dựng đề án gắn kết hoạt động của các bảo tàng với hoạt động du lịch để thu hút khách du lịch. Chủ trì biên tập và in sách giới thiệu về hệ thống các bảo tàng của Việt Nam và dịch ra nhiều thứ tiếng thông dụng và không thông dụng nhưng có nhiều khách du lịch; Tổ chức cho các nhà quản lý bảo tàng đi nghiên cứu kinh nghiệm khai thác, thu hút khách du lịch tới bảo tàng của các nước thành công trong lĩnh vực này; Tổ chức các cuộc thi thuyết minh cho đội ngũ thuyết minh viên trong các bảo tàng để khuyến khích nâng cao trình độ và kỹ năng thuyết minh cho họ; Nghiên cứu mô hình khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng bảo tàng. Đối với Vụ Lữ hành cần phối hợp với Cục Di sản Văn hoá trong việc xây dựng đề án gắn kết bảo tàng với hoạt động du lịch để thu hút khách du lịch; Chủ trì, phối hợp với Cục Di sản Văn hoá và các bảo tàng tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, lựa chọn các bảo tàng để đưa vào chương trình tour chào bán thu hút khách du lịch; Phối hợp với Cục Di sản Văn hoá tổ chức các khoá đào tạo thuyết minh cho các bảo tàng; Phản ánh khiến nghị của các doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch liên quan đến hoạt động phục vụ khách du lịch của bảo tàng. Đối với Cục Xúc tiến du lịch cần phối hợp Cục Di sản Văn hoá biên tập và in sách, tập gấp giới thiệu về hệ thống các bảo tàng Việt Nam; Tổ chức phân phối các tập gấp giới thiệu về các bảo tàng Việt Nam tại các hội chợ du lịch quốc tế. Đối với các bảo tàng cần tổ chức điều tra, lấy ý kiến của khách du lịch khi đến thăm bảo tàng; Xoá bỏ thông lệ nghỉ vào thứ hai hằng tuần mà mở cửa liên tục hằng ngày trong tuần. Nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch để định hướng phát triển các bảo tàng; Tạo mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý bảo tàng với các doanh nghiệp lữ hành để đưa bảo tàng vào các chương trình du lịch chào bán cho khách du lịch; Tổ chức nghiên cứu, thiết kế trưng bày các hiện vật trong bảo tàng vừa sống động, vừa hấp dẫn, đảm bảo mỹ quan; Cho phép một số bảo tàng văn hoá có thể tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc theo yêu cầu của khách du lịch; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc trưng bày, thiết kế, trang trí các hiện vật trong bảo tàng cũng như hoạt động quản lý, điều hành hoạt động của bảo tàng; Tăng cường quảng cáo về bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng. Đưa những thước phim giới thiệu về bảo tàng lên truyền hình; Tổ chức lại các hoạt động thuyết minh trong bảo tàng. Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng thuyết minh và ngoại ngữ cho đội ngũ thuyết minh viên tại bảo tàng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp lữ hành, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh cần phải coi việc liên kết với các bảo tàng và nghệ thuật là trách nhiệm của mình. Lấy tiêu chí công ty nào đưa khách tới thăm bảo tàng nhiều nhất, xem nghệ thuật Việt Nam nhiều nhất là thước đo hiệu quả các công ty đó...

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đã xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về một số đề xuất, kiến nghị của các đơn vị như có kế hoạch dành ngân sách đầu tư, nâng cấp các bảo tàng đã bị xuống cấp và mở rộng quy mô một số bảo tàng quan trọng, có ý nghĩa quốc gia; Nghiên cứu để thông qua kiến nghị bán vé và nâng giá vé của các bảo tàng; Chỉ đạo các bảo tàng và các doanh nghiệp lữ hành cần chủ dộng trong việc tổ chức cho khách du lịch thăm bảo tàng một cách khoa học và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách du lịch nhằm phát huy tối ưu hoạt động bảo tàng...

Thuý Hiền

(Nguồn: báo Văn hoá)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3390

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Phương án bảo tồn Đàn Xã tắc: Giải quyết nhiều vấn đề

Phương án bảo tồn Đàn Xã tắc: Giải quyết nhiều vấn đề

  • 29/08/2008 15:31
  • 1861

“Phương án bảo tồn vừa được đưa ra thảo luận vừa qua đã giải quyết được nhiều vấn đề như: không ùn tắc giao thông - vấn đề gay cấn nhất, không phải giải toả mặt bằng - một áp lực về vấn đề xã hội, vừa bảo tồn được khu di tích dưới lòng đất.”, ông Đặng Văn Bài- Cục trưởng Cục Di sản khẳng định.