Thứ Hai, 17/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/08/2008 15:43 2334
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Từ năm 1994, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Xây dựng đã giao cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cùng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nghiên cứu xây dựng phương án mở rộng và kết nối Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Từ năm 1994, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Xây dựng đã giao cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam cùng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nghiên cứu xây dựng phương án mở rộng và kết nối Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tuy nhiên, do diện tích của cả hai bảo tàng quá nhỏ, đều hướng ra ba mặt phố nên không thể mở rộng được; phong cách kiến trúc hai công trình này khác nhau, khó cải tạo để đáp ứng yêu cầu trưng bày của bảo tàng loại hình lịch sử xã hội hiện đại; đồng thời trong khu vực này có sự hiện diện của các tuyến giao thông đường phố, các công sở và khu dân cư, khó có khả năng di dời để có được một quy mô phù hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Vì vậy, việc xây dựng một bảo tàng mới, quy mô lớn và hiện đại là rất cần thiết. Việc sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam không phải là một sự sáp nhập cơ học, mà thực chất là dựa trên cơ sở tài liệu, hiện vật và đội ngũ cán bộ của hai bảo tàng này làm nòng cốt để xây dựng một bảo tàng hoàn toàn mới, hiện đại - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - với sự đổi mới toàn diện cả hai mặt: nội dung khoa học và hình thức trưng bày nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện tại, theo quy hoạch sẽ được chuyển đổi thành Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông.

Công trình kiến trúc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện nay trong tương lai sẽ trưng bày về Mỹ thuật đương đại Việt Nam, đáp ứng lòng mong mỏi của giới hoạ sĩ của nước ta hiện nay đã sáng tác nhiều tác phẩm mỹ thuật có giá trị mà chưa có bảo tàng để giới thiệu với công chúng.


Tài liệu tham khảo:
Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
- Nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
(Nguồn: dsvh.gov.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3644

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

TP Huế: Tan nát những ngôi đình cổ

TP Huế: Tan nát những ngôi đình cổ

  • 28/08/2008 15:41
  • 2172

Huế hiện có khá nhiều “làng trong phố”. Tuy nhiên, hàng chục ngôi đình - trung tâm của các ngôi làng nổi tiếng- hiện đang xuống cấp trầm trọng. Có nhiều ngôi đình bị tàn phá, nguy cơ xóa sổ.