Đây là nhận định được đưa ra chiều 24/4 tại buổi khảo sát hiện trạng ngôi mộ cổ chùa Tĩnh Lâu, phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội ) do Ban quản lý Di tích -Danh thắng Hà Nội và quận Tây Hồ tổ chức.
Đây là nhận định được đưa ra chiều 24/4 tại buổi khảo sát hiện trạng ngôi mộ cổ chùa Tĩnh Lâu, phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội ) do Ban quản lý Di tích -Danh thắng Hà Nội và quận Tây Hồ tổ chức.
Trong quá trình san lấp mặt bằng tập kết vật liệu chuẩn bị chỉnh trang lại chùa Tĩnh Lâu (hay còn gọi là chùa Sải, phường Bưởi - quận Tây Hồ) cuối tuần qua đã phát lộ một ngôi mộ cổ nằm trong khu đất vừa được Đoàn 229 (Bộ Quốc Phòng) bàn giao lại cho nhà chùa hồi tháng 5/2006. Ngay sau khi phát hiện, việc thi công tại khu vực phát lộ mộ cổ đã được dừng lại. Hiện nay vẫn chưa có kết luận về niên đại của ngôi mộ này.
Qua khảo sát tại thực địa, các ý kiến đều nhận định: hiện trạng ngôi mộ không hề bị xâm hại kể từ khi phát hiện.Việc khai quật cần phải tiến hành thật thận trọng, phải lấy ý kiến của người dân địa phương và nhà chùa, sau đó mới bàn đến chuyện bảo quản hiện vật, nghi lễ táng trở lại thế nào.
Vấn đề "hậu khai quật" cũng phải được xem xét nghiêm túc để có sự ứng xử hợp lý, cần cân nhắc giữa phương án di dời hay bảo quản tại chỗ. Theo TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, để khai quật ngôi mộ cổ cần có chủ trương của quận, sự khảo sát kỹ lưỡng, không quá vội, nhưng cũng không nên để quá lâu.
Cùng chung quan điểm này, TS Nguyễn Lân Cường cho rằng nên tiến hành theo quy trình khảo cổ học, rút kinh nghiệm từ lần khai quật mộ cổ ở khu vực vườn đào Nhật Tân trước đây.