Thứ Năm, 23/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

03/05/2024 15:38 1410
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sáng ngày 26 tháng 4 năm 2024, tại Hội trường UBND xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã diễn ra Hội nghị Báo cáo sơ bộ Kết quả khai quật di chỉ Thôn 8, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Cuộc khai quật do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Bảo tàng Đắk Nông thực hiện từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 4 năm 2024 theo Quyết định số 922/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 05/04/2024.

 

Toàn cảnh khu vực di chỉ Thôn 8
Tham dự buổi báo cáo có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, lãnh đạo huyện và đại diện phòng Văn hóa Thông tin huyện Cư Jút, Ủy Ban nhân Dân xã Đắk Wil, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Bảo tàng Lịch sử quốc gia; các cán bộ của Bảo tàng tỉnh Đắk Nông cùng các phóng viên báo chí đưa tin tại địa phương.
Trước khi vào chương trình Hội nghị, các đại biểu được tham quan hố khai quật tại thực địa. Tại đây, ThS. Nguyễn Mạnh Thắng (Trưởng phòng Nghiên cứu, Sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia) - chủ trì khai quật - đã giới thiệu sơ lược về cảnh quan, vị trí hố khai quật và những di tích, di vật xuất lộ trong hố khai quật.
 
ThS. Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng phòng NCST (Bảo tàng LSQG) trình bày tại công trường khai quật
Tại Hội nghị, ThS. Nguyễn Mạnh Thắng báo cáo những kết quả sơ bộ của chương trình khai quật.
 
Toàn cảnh Hội nghị
Hố khai quật có diện tích 20m2, được mở trên một gò đất được người dân canh tác trồng điều, tiêu, xung quanh là khu vực đầm Sương Mù được người dân cải tạo thành ruộng lúa. Những hoạt động này đã làm tầng văn hóa bị san bạt khá nhiều.
 
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Thắng giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu của di chỉ
Hố khai quật có độ sâu từ 10 đến 30cm. Hiện vật xuất lộ phân bố khá dày và đều, chủ yếu là các loại hình đồ đá và một số ít mảnh gốm. Theo thống kê sơ bộ, trong hố khai quật có tổng số 939 đơn vị hiện vật đá, chất liệu chủ yếu là đá bazan, một số là đá opal, quartz với các loại hình hòn ghè, hòn kê, bàn mài, phác vật công cụ, mảnh tước, phiến tước… Đồ gốm có tổng số 150 mảnh, không phân bố thành cụm. Chất liệu gốm thô, bở, xương màu nâu nhạt, pha nhiều cát lẫn vỏ nhuyễn thể, áo gốm bong tróc.
 
Ông Vũ Văn Bính - Phó Chủ tịch huyện Cư Jút phát biểu tại Hội nghị
 
Bà Khúc Thị Thoi – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội nghị
Qua đó, các nhà khảo cổ nhận đinh, di chỉ Thôn 8 là một di chỉ công xưởng chế tác và tu chỉnh công cụ tại chỗ có niên đại Hậu kỳ Đá mới, khoảng 4.500 năm cách ngày nay. Đợt khai quật này đã cung cấp thêm tư liệu, hiện vật, góp phần nhận thức rõ hơn về qui mô, phạm vi phân bố của di chỉ, hướng tới phương án bảo tồn tại chỗ, đưa di chỉ Thôn 8 trở thành địa điểm tham quan trong tuyến du lịch trọng điểm của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Tin ảnh: Chu Mạnh Quyền

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 3017

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

  • 25/04/2024 17:58
  • 1725

Sáng 25/4/2024, tại BTLSQG số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”, nhân kỷ niệm 70 năm chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (1954 - 2024).