Thứ Năm, 17/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/09/2023 22:25 967
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sáng 22/9/2023, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam do ngài Subhash Prasad Gupta - Phó Đại sứ làm trưởng đoàn cùng bà Monica Sharma - Giám đốc Trung tâm văn hóa Ấn độ tại Hà Nội. Về phía BTLSQG có TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc BTLSQG, cùng quản lý Phòng Truyền thông, Đối ngoại

Tại buổi làm việc, ngài Subhash Prasad Gupta cho biết, năm 2022, Bộ Văn hóa hai nước đã ký biên bản gia hạn chương trình hợp tác trao đổi về văn hóa, đây là nền tảng để BTLSQG và Đại sứ quán Ấn Độ tiếp tục thúc đẩy; mở rộng các chương trình hợp tác trong tương lai.

 
Toàn cảnh buổi làm việc tại BTLSQG
Ngài Đại sứ cho biết thêm, năm 2022, hai nước đã hoàn thành chương trình hợp tác trong việc bảo tồn, phục dựng 3 nhóm tháp ở Mỹ Sơn (Quảng Nam); hiện nay đang tiếp tục thực hiện bảo tồn phục dựng 3 dự án là Tháp F trong khu Mỹ Sơn; dự án liên quan đến Phật viện Đồng Dương, Tháp Nhạn ở Phú Yên. Ngoài ra, cơ quan nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ rất quan tâm đến dự án khai quật tìm hiểu về văn hóa Óc Eo (An Giang)... Ngài Đại sứ nhấn mạnh, chương trình hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ đang diễn ra rất tốt đẹp, hy vọng Đại Sứ quán Ấn Độ và Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp tục phát huy mối quan hệ hợp tác này. 
 
TS. Nguyễn Văn Đoàn tặng ngài Subhash Prasad Gupta ấn phẩm do Bảo tàng xuất bản
 
Ngài Subhash Prasad Gupta tặng TS. Nguyễn Văn Đoàn tặng quà lưu niệm
Chia sẻ về các chương trình hợp tác liên quan đến văn hóa Óc Eo, TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết, văn hóa Óc Eo cũng là một trong những nội dung mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia quan tâm, chú trọng nghiên cứu phục vụ trưng bày, một mảng nội dung quan trọng song còn khuyết trống ở Bảo tàng. Trong quá trình nghiên cứu, Bảo tàng nhận thấy, bên cạnh các yếu tố văn hóa bản địa thì sự giao thoa văn hóa, đặc biệt là sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rất mạnh mẽ. Do đó nhân dịp này, đại diện Bảo tàng hy vọng trong khuôn khổ hợp tác trên, Đại sứ quán Ấn Độ và BTLSQG có thể hợp tác về những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
 
Hai bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc
Ấn Độ là quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật Giáo, nhân dịp này, phía Bảo tàng cũng đề xuất các chương trình hợp tác về đào tào nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn, phục dựng di sản văn hóa Phật giáo. Đáp lại, ngài Subhash Prasad Gupta  cho biết chính phủ Ấn Độ đang có chương trình học bổng liên quan đến bảo tàng, di sản văn hóa và sẵn sàng hỗ trợ Bảo tàng khi có chương trình phù hợp.
Buổi làm việc diễn ra trong không khí cởi mở và hợp tác, hai bên đều hi vọng, trên nền tảng hai bên cùng có mối quan tâm chung sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa BTLSQG với Đại sứ quan Ấn Độ trong tương lai.
 
Đoàn tham quan hệ thống trưng bày tại Bảo tàng
Kết thúc buổi làm việc đoàn Đại sứ quán Ấn Độ đã tham quan hệ thống trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Ban Biên tập
baotanglichsuquocgia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Chùm ảnh: Những món tùy táng quý giá của pharaon Tutankhamun

Chùm ảnh: Những món tùy táng quý giá của pharaon Tutankhamun

  • 10/03/2010 17:15
  • 1529

Lăng mộ của pharaoh Tutankhamun được phát hiện vào năm 1922 bởi nhà khảo cổ học Howard Carter. Tutankhamun hay còn được gọi là Vua Tut, vị vua trẻ nhất của Ai Cập cổ đại và đồng thời cũng là vị vua duy nhất của Ai Cập có lăng mộ không bị cướp phá.