Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/11/2018 16:10 1578
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Hội nghị Khảo cổ học Trung Quốc lần thứ hai diễn ra từ ngày 22 - 24 tháng 10 năm 2018, với sự tham dự của khoảng 400 chuyên gia và học giả của Trung Quốc và quốc tế. Phía Việt Nam có hai đại biểu tham dự là ThS. Nguyễn Mạnh Thắng và TS. Trương Đắc Chiến. Hội nghị do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc phối hợp với Viện Nghiên cứu Khảo cổ và Di sản Văn hóa Tứ Xuyên tổ chức tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Hội nghị Khảo cổ học Trung Quốc lần thứ hai diễn ra từ ngày 22 - 24 tháng 10 năm 2018, với sự tham dự của khoảng 400 chuyên gia và học giả của Trung Quốc và quốc tế. Phía Việt Nam có hai đại biểu tham dự là ThS. Nguyễn Mạnh Thắng và TS. Trương Đắc Chiến. Hội nghị do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc phối hợp với Viện Nghiên cứu Khảo cổ và Di sản Văn hóa Tứ Xuyên tổ chức tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Phiên khai mạc diễn ra vào sáng ngày 22 tháng 10. Trong phiên họp này, GS. Wang Wei, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Trung Quốc (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc) đã đọc lời khai mạc và trao một số giải thưởng cho các cá nhân và tập thể đã đạt thành tựu tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu khảo cổ học ở Trung Quốc. Từ chiều ngày 22 tháng 10 đến chiều ngày 23 tháng 10, các đại biểu thảo luận tại các tiểu ban. Hội nghị lần này được chia thành 17 tiểu ban, như: Khảo cổ học thời đại Đồ đá cũ, Khảo cổ học thời đại Đồ đá mới, Khảo cổ học thời Hạ và thời Thương, Khảo cổ học Tây Chu và Đông Chu, Khảo cổ học Tần - Hán, Khảo cổ học thời Tam Quốc cho tới Tùy - Đường, Khảo cổ học Tống - Nguyên - Minh - Thanh, Khảo cổ học Môi trường..., trong đó đoàn đại biểu Việt Nam tham gia báo cáo tại tiểu ban Khảo cổ học Tứ Xuyên và văn minh Thục cổ.

 

Toàn cảnh phiên họp khai mạc

Tại tiểu ban Khảo cổ học Tứ Xuyên và văn minh Thục cổ, TS. Trương Đắc Chiến đại diện đoàn Việt Nam đã báo cáo tham luận: "Phát hiện khuôn đúc trống đồng tại thành cổ Luy Lâu, Bắc Việt Nam". Trong tham luận này, đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát hiện khuôn đúc trống đồng tại thành cổ Luy Lâu, khẳng định nguồn gốc bản địa của trống Đông Sơn ở Bắc Việt Nam cũng như sự tích hợp văn hóa Việt - Hán trong giai đoạn đầu công nguyên, cho thấy sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, nền tảng của sự trỗi dậy dành độc lập vào thế kỷ 10. Báo cáo của đoàn Việt Nam đã ít nhiều thu hút sự chú ý của cử tọa, với các câu hỏi đặt ra như mối quan hệ giữa khảo cổ học Bắc Việt Nam với vùng Tứ Xuyên, hay vấn đề nguồn nguyên liệu chế tác trống Đông Sơn.

 

 

TS. Trương Đắc Chiến báo cáo tham luận tại Tiểu ban Khảo cổ học Tứ Xuyên

Bên cạnh các phiên thảo luận, trong khuôn khổ Hội nghị Khảo cổ, ngày 24/10, các đại biểu đã được Ban tổ chức bố trí tham quan Bảo tàng Sangxingdui và Bảo tàng Jinsa. Đây là hai di tích khảo cổ nổi tiếng của văn hóa Thục cổ, niên đại từ khoảng hơn 3000 năm cho đến 2500 năm cách ngày nay. Có thể nói, đây là hai bảo tàng có phong cách trưng bày hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ mới, thu hút đông đảo công chúng trong và ngoài nước đến thưởng lãm. Lượng khách của Bảo tàng Sangxingdui và Bảo tàng Jinsa lần lượt là 800.000 lượt/năm và 3.000.000 lượt/năm.

Một góc trưng bày tại Bảo tàng Di tích Sangxingdui

Công trường khai quật tại Bảo tàng Di tích Jinsa

Bên cạnh đó, đoàn cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng đến thăm và làm việc tại Viện nghiên cứu Khảo cổ học và Di sản văn hóa Tứ Xuyên. Trong buổi làm việc này, hai bên đã trao đổi, nhất trí bước đầu một số vấn đề liên quan đến việc hợp tác nghiên cứu khảo cổ học giữa hai cơ quan, cụ thể là trong tháng 12/2018 sẽ thực hiện một đợt khảo sát các di tích Tiền Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam, làm cơ sở cho việc hợp tác lâu dài sau này.Cùng với việc tham dự các phiên họp và tham quan di tích nói trên trong khuôn khổ Hội nghị khảo cổ học, các cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn tham quan Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên, Khu tưởng niệm Vũ Hầu để có cái nhìn sâu hơn về hoạt động bảo tàng và bảo tồn di sản của tỉnh Tứ Xuyên nói riêng và Trung Quốc nói chung.

Nhìn chung, chuyến công tác của các cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Trung Quốc đã thành công tốt đẹp. Đây là dịp để công bố một trong những phát hiện tiêu biểu nhất của khảo cổ học Việt Nam trong những năm gần đây, vừa là dịp để giao lưu, học hỏi và tiếp cận những tri thức mới về khảo cổ học và bảo tàng học từ Trung Hoa, một nền văn minh lớn của nhân loại.

Trương Đắc Chiến


Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 2840

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

Đoàn cán bộ BTLSQG tham dự Hội nghị Khảo cổ học Trung Quốc lần thứ hai, năm 2018

Đoàn cán bộ BTLSQG tham dự Hội nghị Khảo cổ học Trung Quốc lần thứ hai, năm 2018

  • 02/11/2018 16:10
  • 1579

Hội nghị Khảo cổ học Trung Quốc lần thứ hai diễn ra từ ngày 22 - 24 tháng 10 năm 2018, với sự tham dự của khoảng 400 chuyên gia và học giả của Trung Quốc và quốc tế. Phía Việt Nam có hai đại biểu tham dự là ThS. Nguyễn Mạnh Thắng và TS. Trương Đắc Chiến. Hội nghị do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc phối hợp với Viện Nghiên cứu Khảo cổ và Di sản Văn hóa Tứ Xuyên tổ chức tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.