Từ lâu, phong cách Đông Dương đã tạo nên một dấu ấn đẹp trong lịch sử văn hóa, thu hút sự quan tâm của công chúng. Hiện nay, BTLSQG đang lưu trữ một số tư liệu nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học cũng như xuất bản. Nguồn tư liệu giúp công chúng có thêm thông tin tra cứu, cũng như thấy được những đóng góp quan trọng của các học giả trong và ngoài nước (đặc biệt là các học giả người Pháp, EFEO) trong nghiên cứu về Đông Dương. Để quảng bá nguồn tư liệu này, Phòng Tư liệu - Thư viện đã tổng hợp, xây dựng thư mục và tổ chức tọa đàm “Một thuở Đông Dương”.
Từ lâu, phong cách Đông Dương đã tạo nên một dấu ấn đẹp trong lịch sử văn hóa, thu hút sự quan tâm của công chúng. Hiện nay, BTLSQG đang lưu trữ một số tư liệu nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học cũng như xuất bản. Nguồn tư liệu giúp công chúng có thêm thông tin tra cứu, cũng như thấy được những đóng góp quan trọng của các học giả trong và ngoài nước (đặc biệt là các học giả người Pháp, EFEO) trong nghiên cứu về Đông Dương. Để quảng bá nguồn tư liệu này, Phòng Tư liệu - Thư viện đã tổng hợp, xây dựng thư mục và tổ chức tọa đàm “Một thuở Đông Dương”.

Nội dung chương trình:
Phần I: Giới thiệu một số hình ảnh và trích dẫn về: Nét đẹp con người Annam của xứ Đông Dương; Kiến trúc Đông Dương - Dấu ấn đậm nét của người Pháp ở Việt Nam; Giới thiệu Thư mục Đông Dương - một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu.
Phần II: Gặp gỡ và Giao lưu
Khách mời đặc biệt: GS.TS. Andrew Hardy, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội trình bày về “Những đóng góp của nhà nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu về Champa”
Thời gian: 14h30, ngày 20 tháng 3 năm 2018.
Địa điểm: Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

GS.TS. Andrew Hardy, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội.

Một số tư liệu thuộc Thư mục “Một thuở Đông Dương”.
Kính mời quý độc giả quan tâm, yêu thích nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người, kiến trúc Đông Dương đến dự Tọa đàm!
Trân trọng !
Phòng TLTV