Thứ Sáu, 29/09/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

20/08/2008 12:15 2435
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 09 năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khởi công công trình khai quật khảo cổ học di tích Đàn Xã Tắc thuộc phường Thuận Hoà, thành phố Huế, nhằm cung cấp tư liệu khoa học chân xác phục vụ dự án phục hồi, tôn tạo Đàn Xã Tắc.

Thực hiện Quyết định số 362/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 09 năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khởi công công trình khai quật khảo cổ học di tích Đàn Xã Tắc thuộc phường Thuận Hoà, thành phố Huế, nhằm cung cấp tư liệu khoa học chân xác phục vụ dự án phục hồi, tôn tạo Đàn Xã Tắc.


Cảnh khai quật Đàn Xã Tắc ở Huế

Di tích Đàn Xã Tắc nằm ở phía Tây nam, bên trong Kinh thành Huế, được xây dựng dưới thời vua Gia Long thứ 5 (1806) dùng để cúng tế thần Đất và thần Lúa. Đàn gồm 2 tầng, đều hình vuông, tầng thứ nhất cao 4 thước (1,75m), chu vi 28 trượng (118,72m), mặt nền tô 5 màu theo ngũ phương: ở trung tâm là màu vàng, hướng Đông màu xanh, hướng Tây màu trắng, hướng Nam màu đỏ, hướng Bắc màu đen. Ở chính giữa tầng 1 đặt án thờ Thái Xã thần vị ở bên phải và Thái Tắc thần vị ở bên trái. Tầng thứ 2 cao 2 thước 9 tấc (1,23m), chu vi 69 trượng 2 thước (293,4m), xung quanh đàn có tường thấp bao quanh.

Dưới thời Nguyễn di tích này thuộc phường Ngưng Tích, đầu thế kỷ 20, đàn Xã Tắc nằm trong địa phận phường Thuận Cát, hiện nay khu di tích này đang thuộc sự quản lý của tổ 21, phường Thuận Hoà, thành phố Huế.


Cảnh khai quật Đàn Xã Tắc ở Huế

Đàn Xã Tắc có mặt bằng khá lớn, tổng thể kiến trúc gồm 3 phần: Đàn tế (gồm 2 tầng), hồ nước và các công trình phụ khác như tường bao, bình phong… qua khảo sát cho thấy kiến trúc Đàn Xã Tắc đã bị triệt giải, hư hại nặng nề, các vết tích kiến trúc nằm sâu trong lòng đất và bị các hộ dân xung quanh lấn chiếm để xây dựng nhà ở… nên rất khó nhận biết.

Tuy nhiên qua công tác điều tra, thám sát khảo cổ học, bước đầu chúng tôi đã làm xuất lộ nền, móng, bâc cấp, vị trí và quy mô của tầng 1(tầng thượng) và một phần nền móng của tầng 2 (tầng hạ). Trong thời gian tới, sau khi đã giải toả được các hộ dân xung quanh, với diện tích khai quật rộng hơn chúng tôi sẽ có điều kiện để làm rõ hơn toàn bộ vị trí, quy mô, kết cấu của Đàn Xã Tắc, góp phần thiết thực cho dự án phục hồi, tôn tạo và phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá…vốn có của di tích đặc biệt quan trọng này. Được biết, lễ tế Đàn Xã tắc đã chính thức được đưa vào chương trình Festival Huế 2008.

Đỗ Trần Cư

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

Triển lãm và Hội thảo: “Văn hóa với phát triển và quảng bá du lịch”

  • 04/07/2019 15:47
  • 2220

Nhân kỷ niệm Tuần lễ Du lịch Văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức triển lãm, giới thiệu những sản phẩm văn hóa đến từ 5 bảo tàng thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời tổ chức hội thảo về chủ đề trên tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài viết khác

Trưng bày nhỏ, hiệu quả lớn!

Trưng bày nhỏ, hiệu quả lớn!

  • 20/08/2008 12:12
  • 2209

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), từ tháng 10 năm 2007 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức trưng bày chuyên đề: Đồ đồng Việt Nam- Truyền thống và bản sắc.