Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

28/12/2023 15:14 2197
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc gia Hàn Quốc là một bảo tàng nghệ thuật đương đại cấp quốc gia nổi tiếng tại xứ sở kim chi với bốn chi nhánh ở Gwacheon, Deoksugung, Seoul và Cheongju. Trong số đó, hiện đại và độc đáo nhất phải kể đến công trình tại thủ đô Seoul không chỉ bởi kiến trúc rất đặc trưng mà còn là cách tổ chức không gian vừa hài hòa, vừa điểm nhấn của công trình.

MỘT CÔNG TRÌNH BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO VÀ QUY MÔ

Bảo tàng được thành lập lần đầu tiên vào năm 1969 với tư cách là bảo tàng nghệ thuật quốc gia duy nhất trong cả nước chứa đựng các tác phẩm nghệ thuật đương đại và hiện đại của Hàn Quốc, cũng như nghệ thuật quốc tế của các thời kỳ khác nhau. Bảo tàng ban đầu thành lập tại Gyeongbokgung lầ đầu tiên năm 1969, nhưng sau đó chuyển đến Deoksugung vào năm 1973 và rồi chuyển đến vị trí hiện tại năm 1986. Năm 2013, chi nhánh trưng bày chính được chính thức mở cửa đón công chúng ở thủ đô Seoul.  Hiện nay, bảo tàng được đánh giá rất quan trọng bởi những đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật đương đại Hàn Quốc bằng cách bảo tồn và trưng bày một cách có hệ thống các tác phẩm nghệ thuật tạo ra từ năm 1910.
 
Tổng thể công trình hài hòa và ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên
 
Chi tiết mặt đứng phía trước của bảo tàng
 
Chi tiết mặt đứng phía sau công trình
Tại thủ đô Seoul, toàn nhà công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hyunjun Mihn thuộc hãng tư vấn Hàn Quốc MPART Architects. Công trình có vị trí xây dựng nằm ở nơi từng là trung tâm cũ của Seoul, giữa Cung điện Kyungbokgung và Làng truyền thống Bukchon. Địa điểm này bao gồm nhiều công trình kiến trúc đại diện cho truyền thống và lịch sử chính trị lâu đời của Seoul. Trong 600 năm, địa điểm này được sử dụng trung tâm hành chính của triều đại Chosun với chứng tích còn tồn tại là hai tòa nhà có niên đại từ thời đó vẫn là một phần của khu phức hợp bảo tàng.  Trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ Hàn Quốc vào đầu thế kỷ 20, một tòa nhà gạch chứa quân đội chiếm đóng đã được thêm vào địa điểm xây dựng này.
Sau khi Hàn Quốc giải phóng vào năm 1945, những tòa nhà gạch này đã trở thành một phần quan trọng của Bộ Tư lệnh An ninh Quốc phòng Hàn Quốc và do đó vào năm 1980, địa điểm này đã trở thành trung tâm của một cuộc đảo chính được tổ chức chống lại chính quyền Chun Doo-Hwan. Một tòa nhà liền kề từng được sử dụng làm bệnh viện, cũng được bảo tồn, dành riêng để chăm sóc các tổng thống Hàn Quốc. Năm 1979, khi Tổng thống Park Jung Hui bị cấp dưới ám sát, ông đã chết tại đây. Do đó, trong nhiều năm trước đây, người dân bình thường không được phép vào địa điểm này, mặc dù nó nằm ở trung tâm Seoul.  Năm 2009, sau khi Bộ Tư lệnh An ninh Quốc phòng đã rút khỏi vị trí này, chính phủ quyết định xây dựng một bảo tàng đương đại, nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong xã hội hiện đại. Một cuộc thi được tổ chức thu hút hầu hết các kiến trúc sư hàng đầu Hàn Quốc; ban giám khảo bao gồm Barry Bergdoll, Kazuyo Sejima và Arata Isozaki. Việc chuyển đổi một khu đất nhạy cảm để thiết kế kiến tạo một bảo tàng đương đại vào một quận đô thị giàu lịch sử và truyền thống của thủ đô Seoul có thể được xem là vẫn là một thách thức rất lớn đối với nhóm tư vấn thiết kế.
 
Không gian kiến trúc sảnh trước công trình
Về ý tưởng chung, phương án quy hoạch tổ chức không gian tổng thể khu đất đã sử dụng tòa nhà nơi cuộc đảo chính năm 1980 bắt đầu làm lối vào chính. Ngay bên trong là một loạt không gian nhỏ được sử dụng cho các cửa hàng ngắn hạn và các cuộc triển lãm luân phiên, tạm thời, tất cả đều có thể vào được mà không cần mua vé vào cổng.
Thành phố Seoul dự định xây một phố đi bộ cắt ngang trung tâm khu đất. do đó, ý tưởng thiết kế quy hoạch đã thiết lập một con đường công cộng trong bảo tàng và các sân nằm ở rìa của con đường này, mở rộng và thu hẹp kích thước của nó. Đường viền lỏng lẻo này xóa đi ranh giới giữa bảo tàng và khu vực xung quanh.
 
Mặt đứng khu vực xây mới bảo tàng nhìn từ sân trung tâm
 
Không gian cây xanh tổ chức tại khu vực sân trung tâm
Các không gian sân trong theo các cấp bậc cao độ khác nhau được tổ chức ở các khu vực không gian trung tâm với sự bao quanh của các công trình chức năng. Trong không gian sân đầu tiên với cấu trúc hình vuông, có diện tích cây xanh và thảm cỏ rộng rãi, luôn mở cửa rộng rãi cho cộng đồng được bao quanh bởi các công trình kiến trúc cổ còn sót lại từ triều đại Chosun rất độc đáo. Các sân trong tiếp theo, nằm ở các cao độ thấp hơn so với mặt sân chính được bao quanh bởi các khối công trình mới, nhưng cũng được bố trí tiểu cảnh đặc sắc, đóng vai trò là những không gian nghỉ ngơi, triển lãm ngoài trời và đặc biệt là khả năng lấy sáng và thông gió tự nhiên tối đa cho các phòng chức năng bên trong công trình.
 
Không gian sân chơi trong khuôn viên bảo tàng dành cho cộng đồng
 
 
Không gian sáng tạo được xây dựng trong khuôn viên bảo tàng
Trong khu phức hợp, quy hoạch hệ thống hành lang ngoài trời đồng bộ giúp kết nối liên thông các phòng triển lãm với các tòa nhà từ triều đại Chosun, văn phòng Bộ Tư lệnh An ninh Quốc phòng cũ, Cung điện Kyungbokgung liền kề và làng truyền thống Bukchon.
Có thể nói, việc quy hoạch tổ chức khoảng sân trung tâm bằng giải pháp quy hoạch không ngắn chia cứng đóng vai trò cung cấp không gian hoạt động văn hóa cộng đồng đa dạng dành cho công chúng, khuyến khích mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia, đặc biệt là những người ở khu vực lân cận, tiếp xúc ngẫu nhiên với nghệ thuật của bảo tàng.
Về kiến trúc công trình trưng bày trung tâm, Ý tưởng về một Bảo tàng Phi cấu trúc đã tạo nên sự nổi bật. Thay vì tạo ra một hình thức mang tính biểu tượng mạnh mẽ cho bảo tàng, thiết kế đã một cấu trúc bảo tàng với không gian giật cấp với các tầng ngăn chia là một loạt khoảng sân mở làm trung gian giữa các mảnh lịch sử và không gian hiện đại. Các sân trong hướng đến du khách, mở ra tầm nhìn trong và xuyên qua bảo tàng để nhấn mạnh cảnh quan lịch sử của Seoul.
Ý tưởng thiết kế trên cũng giảm thiểu sự phản đối của khu dân cư đối với việc một tòa nhà lớn như vậy được đưa vào cơ cấu dày đặc của thành phố thông qua các giải pháp thiết kế có chủ định để tạo ra những không gian mở cho công chúng tiếp cận. Hình khối cấu trúc của bảo tàng tuy được thiết kế rất đa dạng nhưng được cân đối cẩn thận và hình học đơn giản, nền tảng cho các phong cách lịch sử đã được tìm thấy trên địa điểm.
 
Không gian thư viện tra cứu tài liệu bên trong bảo tàng
 
Không gian thư viện và tra cứu tài liệu số bên trong bảo tàng
 
Không gian xưởng phục chế bên trong bảo tàng
Theo bản thiết kế mới, có đến 48.372 mét vuông sàn sử dụng được bổ sung mới vào địa điểm này, bao gồm đầy đủ chức năng như: phòng trưng bày cố định, phòng họp đa năng, khối nghiên cứu, khu đào tạo, thư viện tra cứu tài liệu, khu hành chính và phụ trợ… Đặc biệt, trong khuôn viên công trình còn bao gồm các khu vực căng tin ăn nhanh, giải lao café, quầy lưu niệm phục vu cho du khách.
 
Không gian bán sách và đồ lưu niệm bên trong bảo tàng
 
Không gian nhà hàng đồ ăn nhanh bên trong bảo tàng
Mặt tiền công trình đã được thiết kế nghiên cứu một cách thận trọng, dựa trên các di tích, đồ tạo tác khai quật được tại địa điểm xây dựng. Trong đó, đặc biệt các cấu trúc gạch đất nung cong đã được lựa chọn sử dụng để đóng vai trò giải pháp gắn kết cấu trúc công trình hiện đại mới với khu vực lân cận bởi là sự thừa nhận đương thời về mái ngói của các tòa nhà cũ.
 
Mặt tiền công trình sử dụng cấu trúc gạch gốm nung cong
 
Mô hình nhà cổ kích thước lớn trưng bày ở không gian sảnh trung tâm của công trình
Xuyên suốt tổng thể hình khối công trình, ngôn ngữ kiến trúc bên ngoài công trình cũng được thiết kế đạt được tính cân đối một cách hài hòa để phù hợp với bối cảnh. Ngược lại, các không gian nội thất lại được thiết kế bay bổng và mạnh mẽ đầy ngẫu hững giống như tinh thần của các tác phẩm nghệ thuật đương đại, thông qua giải pháp thiết kế hạ thấp tầng chính của bảo tàng và các sân trong của nó. Các phòng triển lãm có cấu trúc tự do và ngẫu hứng theo cả ba chiều không gian, cho phép thu hút ánh sáng tự nhiên vào các không gian liền kề ở các góc, mở ra các không gian đôi khi theo chiều ngang, đôi khi theo chiều dọc.
 
Người dân đến chơi và nghỉ ngơi tại khu vực sân trong của bảo tàng
Hệ thống vách kính khổ lớn cho phép hầu hết các phòng chức năng có thể được tối ưu chiếu sáng và thông gió tự nhiên trực tiếp từ các không gian sân trong. Các không gian mái của công trình cũng được quy hoạch thành các không gian vui chơi, ngắn cảnh thú vị cho du khách và người dân
HỆ THỐNG CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY ĐỘC ĐÁO VÀ NHIỀU HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT HƯỚNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG
Là một trong những bảo tàng nghệ thuật đương đại và hiện đại cấp quốc gia lớn nhất Hàn Quốc, hiện nay, bộ sưu tập của bảo tàng có khoảng 10.000 tác phẩm nghệ thuật bao gồm các tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại Hàn Quốc như Go Hui-dong, Ku Bon-ung, Park Su-geun và Kim Whan-ki. Bảo tàng cũng đã tập hợp một bộ sưu tập đáng kể được quốc tế công nhận bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của Joseph Beuys, Andy Warhol, Georg Baselitz, Jörg Immendorff, Marcus Lüpertz, Nam June Paik, Nikki de Saint-Phalle, Jonathan Borofsky, và Michelangelo Pistoletto.
 
Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của nghệ sỹ Lee Seung Tak
 
Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trưng bày tại tầng trên cùng
 
Tác phẩm Bóng tối ẩn của mặt trăng Opertus Lunula Umbra  của U-ram Choe
Năm 2021, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia đã nhận được gần 1.500 tác phẩm nghệ thuật như một sự quyên góp từ di sản của cố doanh nhân Lee Kun-hee. Bộ sưu tập tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc thể hiện sự đóng góp lớn nhất mà bảo tàng nhận được "cả về giá trị và quy mô". Hơn 90% các tác phẩm được thực hiện bởi các nghệ sĩ đương đại của Hàn Quốc, bao gồm hơn 100 tác phẩm của họa sĩ Lee Jung-seob và gần 70 tác phẩm của nghệ nhân Yoo Kangyul. Các nghệ sĩ phương Tây đáng chú ý khác trong việc quyên góp bao gồm Paul Gauguin, Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro, Marc Chagall, Salvador Dalí và Joan Miró.
 
Tác phẩm nghệ thuật kiến trúc khổ lớn trưng bày bên trong công trình
 
Tác phẩm nghệ thuật ấn tượng trưng bày tại bảo tàng
 
Tác phẩm SomoS của nghệ sỹ Yeni Ma trưng bày tại bảo tàng
 
Tượng nghệ thuật hiện đại trưng bày ngoài trời ở khu vực sân sau
Bên cạnh hệ thống các hiện vật trưng bày đồ sộ, bảo tàng còn có nhiều hoạt động đa dạng hướng đến các đóng góp cho cộng đồng, đặc biệt trong giáo dục và nghiên cứu bảo tồn nghệ thuật.
Cụ thể, bảo tàng có các chương trình giáo dục nghệ thuật khác nhau bao gồm các chương trình giáo dục chuyên nghiệp cho người phụ trách, nhân viên của viện bảo tàng, giáo viên nghệ thuật và sinh viên đại học. Bảo tàng Trẻ em nằm trong bảo tàng chính Gwacheon, nơi tổ chức các chương trình dành cho học sinh tiểu học, học sinh khuyết tật và học sinh đến từ các khu dân cư nghèo. Ngoài ra còn có một chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các nghệ sĩ trẻ, được gọi là 'Residency', trong đó bảo tàng sẽ cung cấp các xưởng cho các nghệ sĩ trẻ được chọn, tổ chức các cuộc trò chuyện nghệ thuật giữa các nghệ sĩ và chuyên gia nghệ thuật.
 
Không gian trưng bày tác phẩm nghệ thuật thư pháp
Bên cạnh đó, trung tâm bảo tồn của bảo tàng thành lập lần đầu tiên năm 1980. Trung tâm đã và đang làm việc để phát triển các kỹ thuật bảo tồn hiện đại bằng cách tổ chức các chương trình trao đổi với các trung tâm bảo tồn ở nước ngoài. Hiện tại, trung tâm được chia thành bốn phòng chuyên môn: tranh sơn dầu, tác phẩm nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, tác phẩm điêu khắc đương đại và tác phẩm nghệ thuật trung gian. Hơn nữa, bảo tàng đã mở thêm 'Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật' vào năm 2013, nơi đây tập trung vào việc nghiên cứu nghệ thuật đương đại Đông Á để có thêm nhiều các đóng góp về mặt nghiên cứu học thuật và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật hướng đến đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng.

Nguyễn Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou

  • 28/05/2019 10:54
  • 6637

Trung tâm nghệ thuật và văn hóa bảo tàng quốc gia Georges-Pompidou (Centre national d’art et de culture Georges-Pompidou Musee hay Centre Georges-Pompidou) là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris, Pháp. Khánh thành năm 1977, công trình này là một dự án của tổng thống Pháp - Georges Pompidou nhằm tạo ra một trung tâm bảo tàng văn hóa và nghệ thuật đương đại mới ở trung tâm Paris vốn nổi tiếng với các công trình kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật cổ điển. Trong nhiều năm, Bảo tàng Georges Pompidou được xem là một hiện tượng, được nhiều nhà phê bình kiến trúc - nghệ thuật, sự hồi tưởng và hồi sinh “sống động” kiến trúc công nghiệp đã từng phát triển rực rỡ tại Châu Âu thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ đầu thế kỷ 20.

Bài viết khác

Bảo tàng Lịch sử Do thái tại thủ đô Warsaw (Ba Lan)

Bảo tàng Lịch sử Do thái tại thủ đô Warsaw (Ba Lan)

  • 30/11/2023 11:03
  • 2180

Người Do Thái tại khu vực Đông Âu và đất nước Ba Lan đã có một lịch sử lâu đời với nhiều đóng góp lớn gắn liền với nhiều thăng trầm lịch sử của vùng đất Ba Lan và xứ sở Âu Châu. Do đó, khi công trình bảo tàng Lịch sử Do thái tại thủ đô Warsaw (Ba Lan) - Museum of the History of Polish Jews (POLIN) được chính thức khánh thành tháng 10/2014, công trình đã được xem là một công trình bảo tàng đặc sắc giới thiệu một cách toàn diện toàn bộ quá trình hơn một 1000 năm lịch sử của người Do Thái tại Ba Lan và khu vực Đông Âu. Với kiến trúc và hệ thống các hiện vật trưng bày độc đáo, bảo tàng cũng vượt ra khỏi tầm vóc bảo tàng cấp quốc gia để trở thành một trong những bảo tàng lớn của châu Âu khi đã vinh dự được trao giải thưởng Bảo tàng Châu Âu của Năm vào tháng 4/2016.