Vùng đất Bao Kị (Baoji) tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) là quê hương tổ tiên đầu tiên nhà Chu và nhà Tần - các triều đại phong kiến nổi tiếng Trung Hoa, là địa điểm danh lam thắng cảnh lịch sử và khu nghỉ mát nổi tiếng hiện nay. Các nhà thiết kế quyết định lấy văn hóa vùng gốc của địa danh dân tộc Trung Hoa, điều kiện địa phương, phong tục xã hội và môi trường sinh thái làm điểm khởi đầu cho sự sáng tạo công trình Bảo tàng cấp quốc gia về thời kỳ đồ đồng Bao Kị - Baoji Bronzeware Museum. Trong đó, thiết kế có trọng tâm làm nổi bật toàn bộ quá trình hình thành phát triển văn hóa lịch sử của vùng đất, làm cơ sở vững chắc, tiền đề mới trong việc tuyên truyền, quảng bá và xây dựng văn hóa bản sắc Trung Quốc.
Toàn cảnh công trình
Công trình nhìn từ phía Đông
Công trình nhìn từ phía Tây
Trong lịch sử Trung Quốc, vùng đất Bao Kị (Baoji) thuộc khu vực Thiểm Tây được giới chuyên gia sử học đánh giá là "thị trấn lịch sử tiêu biểu cho thời kỳ đồ đồng trong lịch sử Trung Hoa". Các hiện vật khảo cổ học đồ đồng được khai quật tại khu vực này trong những năm vừa qua, đã cho thấy một sức sống lịch sử tràn đầy, cũng như sự huyền bí tinh xảo. Điều này luôn khiến người xem cảm thấy sững sờ trước sự phát triển của nền văn minh thời kỳ đồ Đồng của Trung Hoa đại lục.
Công trình nhìn từ sân chính
Do đó, thiết kế kiến trúc công trình bảo tàng phải thể hiện và khơi gợi được các giá trị tình cảm chân thành đối với lịch sử vùng đất, thông qua thủ pháp thiết kế kiến tạo nên những thực thể đa nghĩa có nội hàm sâu sắc, có tác động mạnh về thị giác, nhưng cũng mô phỏng theo các mẫu thức kiến trúc hình học truyền thống.
Trước tiên, nhóm thiết kế đã hiểu rõ ý tưởng thiết kế kiến trúc cổ điển Trung Quốc là học thuyết của trung nghĩa. Có thể hiểu như khái niệm về một loại “trật tự”, tuân thủ chặt chẽ sự ngay thẳng ngay ngắn, đặc biệt nổi bật tính đối xứng trục hoàng đạo trung tâm. Do đó, kiến trúc công trình cũng được các kiến trúc sư kế thừa các đặc trưng của về văn hóa lịch sử truyền thống của địa phương và cũng như tính niêm luật trong kiến trúc truyền thống.
Về tổng thể kiến trúc cảnh quan, thiết kế toàn bộ khuôn viên bảo tàng theo đuổi ý tưởng tổ chức một kiểu cảnh quan tự nhiên, hướng về thiên nhiên. Khu vực Đài phun nước nhưng chỉ mang tính khái quát hóa, không sử dụng nước trực tiếp. Trong khuôn viên bảo tàng, cũng quy hoạch tổ chức các hồ cạn hòa quyện cùng với khung cảnh xung quanh tuyệt vời của núi và nước tạo nên một chỉnh thể cân bằng và thống nhất.
Cảnh quan rộng lớn ra xung quanh và sông Vị từ ban công mái
Không gian sảnh phụ mặt bên công trình
Bậc cầu thang bên ngoài công trình
Về kiến trúc công trình chính, trên tổng diện tích khu đất là 1,38 ha, công trình được xây dựng với hình dạng độc đáo gồm năm giá ba chân trên sân thượng, bảo tàng thể hiện một vẻ đẹp tráng lệ, một biểu tượng trường tồn của “Triều đại đồ đồng”. Bắt đầu từ chân đồi, bằng nhiều bậc thang, từng lớp thể hiện hình ảnh của kiến trúc thành lũy truyền thống. Hình ảnh cấu trúc “Kiềng ba chân”, như một nghi lễ mang tầm quan trọng, tượng trưng cho sự đoàn kết, thống nhất và uy quyền, gợi ý cho hòa bình, phát triển và thịnh vượng. Tổ hợp công trình được thiết kế theo cách độc đáo, phần thân chính của bảo tàng, một chân đế vuông lớn. Các kiến trúc sư đã nỗ lực sử dụng nhiều thức hình học để hun đúc cảm giác chân thực và thăng trầm của lịch sử đồng thời cũng đã làm phong phú thêm chuyến tham quan của du khách theo các tuyến lộ trình tham quan. Đứng trên sân thượng cao năm mét, hai bậc thềm dường như là hai cánh tay dang rộng, chào đón lịch sự và thân tình với du khách gần xa.
Cây xanh xuất hiện tràn ngập trong khuôn viên công trình
Trang trí tại khu vực bậc tam cấp chính
Tòa nhà chính của bảo tàng có diện tích sàn 10.000 mét vuông với nội thất gồm 5 tầng. Nằm trong đó là các phòng trưng bày chính, phòng trưng bày tạm thời, giảng đường, cửa hàng đồ cổ và văn phòng hành chính. Toàn bộ dinh thự với cấu trúc nhỏ gọn thể hiện một nét mới, cổ kính và lộng lẫy, gợi lên đầy đủ vẻ uy nghiêm, trang nghiêm, đường bệ và đơn giản nhưng đầy sức sống của đồ đồng. Bước lên trên, các bậc thang sẽ dẫn bạn đến sảnh năm chân máy hoành tráng nằm trên sân thượng cao năm mét.
Không gian trưng bày chuyên đề tầng 1
Không gian trưng bày chuyên đề tầng 2
Không gian trưng bày chuyên đề tầng 3
Trên các bức tường của phòng trưng bày dẫn đến tiền sảnh được trang trí bằng phù điêu chim phượng hoàng và trần nhà có chữ Hán. Dọc theo hành lang dài dẫn đến khu vực hội trường đa năng. Tấm bảng khắc cho bảo tàng, tỏa sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời, là sự tích hợp các ký tự do Guo Moruo - một nhà sử học, khảo cổ học quá cố viết.
Phù điêu trang trí bên ngoài công trình
Toàn cảnh bức phù điêu trang trí nội thất khu sảnh chính
Phù điêu tượng điêu khắc trang trí trong nội thất không gian trưng bày
Khu vực sảnh chính của công trình được tổ chức trang trí mô phỏng như hình ảnh cổng chính trong cung điện hoàng gia Chu Tần, với nhiều đồ tạo tác trang trí như hoa văn kích thước cực lớn trưng bày ở lối vào. Một mặt, thủ pháp trên có thể nhấn mạnh tình cảm chân thành lịch sử, mặt khác lại mang hàm ý về vai trò của thời kỳ nhà Chu, mở ra trang sử mới, được tiếp nối trong thời kỳ nhà Tần của giai đoạn lịch sử đồ đồng trong văn hóa Trung Hoa. Cổng vào đồng thời đóng vai trò dẫn hướng đu khách tham quan đến 3 khu vực trưng bày, tạo thành không gian tuần tự, hướng dẫn du khách đi vào bảo tàng theo hướng từ trên xuống dưới.
Không gian sảnh chính công trình với phù điêu trang trí ấn tượng
Qua sảnh chính, khách tham quan có thể di chuyển đến khu vực sân trung tâm. Sân trung tâm được thiết kế theo cấu trúc hình vuông hạ cốt, thông tầng cao vút mô phỏng “vĩ độ và kinh độ theo chiều dọc và chiều ngang”, khiến khách tham quan có thể cơ bản hình dung được các không gian trưng bày để từ đó tự vạch ra cho mình tuyến tham quan riêng.
Khu vực bán hầm trung tâm
Tiếp đó, du khách sẽ được bắt đầu chiêm ngưỡng khu vực không gian trưng bày bán hầm, trong đó có một nửa nằm dưới lòng đất.
Du khách chăm chú xem đồ tạo tác cổ trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật rương cổ bằng đồng trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật ấm cổ bằng đồng trưng bày tại bảo tàng
Từ đây, theo các bậc thang đi xuống, khách du lịch có thể đi đến các phòng trưng bày tiếp theo, với cảm giác trải nghiệm tương tự như đi xuống lòng đất - vào nơi chôn đồ đồng. Sau khi tham quan phòng triển lãm, khách du lịch có thể đi thẳng lên quảng trường mái với nhiều không gian cửa hàng tiện lợi như khu vực bán đồ lưu niệm, khu vực giải lao café, và thưởng thức cảnh đẹp sông Vị.
Điểm được nhấn mạnh trong thiết kế là tính tạo hình và trang trí theo chủ đề của bảo tàng. Bề mặt tường bên ngoài sảnh hình elip sử dụng tấm đồng, trông giống như những đồ trang sức nổi lên. Trên bề mặt tường của lối vào, các kiến trúc sư thiết kế sử dụng hình thức phù điêu trang trí thường gặp trong các đồ tạo tác quý giá… Hoa văn đường vân trang trí cũng xuất hiện dưới dạng kết cấu trang trí trên bề mặt tường chính của bảo tàng.
Mặt đứng công trình hoàn thiện mô phỏng vật liệu hoàng thổ truyền thống
Về vật liệu xây dựng hoàn thiện mặt ngoài, Hoàng thổ - đất vàng là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến ở vùng Sơn Tây, bức tường hoàng thổ chân thành là một trong những đặc điểm kiến trúc của địa phương. Sử dụng nguyên liệu này, các kiến trúc sư đã thiết kế làm cho bề mặt tường chính của bảo tàng giống với tường đất truyền thống. Với ý nghĩa gần gũi chân thành, cùng với cây xanh rợp bóng trong khuôn viên công trình khiến công trình hấp dẫn nhưng thân thiện và hòa nhập.
Hiện vật ché đồng thời nhà Chu
Hiện vật bình cổ bằng đồng thời nhà Tần
Hiện vật giá nến kích thước lớn trưng bày tại bảo tàng
Về hiện vật, cho đến nay, trong số hơn 50.000 hiện vật đặc sắc - quý hiếm có 1 không 2, trưng bày tại bảo tàng, hơn một nửa trong số đó là những mảnh được khai quật từ thời Chu và Tần. Hũ đồng bò, bình đựng rượu, giá ba chân và chuông đồng đều được coi là bảo vật quốc gia, thể hiện đầy đủ nền văn hóa rực rỡ trong thời kỳ đồ đồng trong lịch sử Trung Quốc.
Nguyễn Hải Vân