Nằm trong hệ thống các công trình bảo tàng cấp quốc gia tại Trung Quốc, công trình bảo tàng nghệ thuật Scentana - Scentana Art Museum được đánh giá là một công trình có kiến trúc hiện đại, theo ngôn ngữ tối giản nhưng ấn tượng và ẩn chứa nhiều ý niệm thiết kế của triết học phương Đông sâu sắc. Công trình được thiết kế bởi KTS Zhang Pengju, hiện là giáo sư khoa Kiến trúc - Trường đại học công nghệ Nội Mông (Trung Quốc), trên diện tích hơn 8500m2, khánh thành cuối năm 2013 với nhiều yếu tố truyền thống và hiện đại được hòa quyện trong cùng một thiết kế bảo tàng.
Toàn cảnh công trình
Không gian mặt ngoài công trình theo ngôn ngữ tối giản
Công trình được xây dựng nằm ở phía đông sông Ruyi, một con sông Bắc - Nam ở phía đông của Khu tự trị Hồi Hột. Vẻ ngoài đen xám và hình dáng góc cạnh có phần đặc biệt "kỳ dị" của công trình được cho là rất khác thường, không mầu mè như nhiều công trình bảo tàng khác. Thiết kế xây dựng hài hòa để công trình vào môi trường xung quanh với thái độ tương đối hòa nhã là một quy luật khác với kiểu thiết kế bảo tàng hiện đại. Dường như thiết kế mang đến các ý niệm về sự khiêm nhường, e ấp, nép mình trong không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể, tương đồng với triết lý về “lẽ sống” trong triết học phương Đông. Việc sử dụng các hình khối góc cạnh, nhưng khiêm nhường giữa một không gian tổng thể rộng lớn mang đến cảm nhận cho du khách về sự độc lập, có phần cô đơn giữa thảo nguyên bao la rộng lớn, để cảm xúc của khách tham quan dần vỡ òa khi vào tham quan nội thất. Tuy nhiên, với tư cách là một nhân tố cấu thành không gian công cộng quan trọng trong đô thị, công trình luôn có các view nhìn rộng lớn ra cảnh quan đô thị, ở mọi góc cạnh khác nhau.
Chi tiết không gian phía trước công trình
Cảnh quan đô thị nhìn từ bên trong nội thất công trình
Với không gian sân vườn ngoài nhà, thiết kế tổ chức không gian sân vườn kế thừa một phần các mô hình vườn phương Tây với các đường viền quanh sân được xác định bởi hệ thống các mặt tường và công trình, với dạng sân kép hai lớp không gian chênh cao và sân tiểu cảnh cùng cốt là nơi tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt văn hóa của đô thị. Sự tương phản giữa những trải nghiệm không gian bất ngờ, đóng và mở, bốc đồng và yên tĩnh cho thấy tâm trạng nhàn nhã và thoải mái của tràn ngập mùi hương - âm thanh - và không khí trong lành giữa đô thị, trong đó có tác dụng tương tự trải nghiệm ùa về khi người lạc đường tìm được lối ra.
Hình khối kỷ hà độc đáo trên mặt tiền công trình
Về vật liệu hoàn thiện mặt tiền, công trình sử dụng đá granit xám đen để làm rõ giải pháp tổ chức không gian bố cục và hướng nội, đồng thời tạo dựng bãi cỏ dốc bằng cách che phủ bãi đậu xe, để hình thức kiến trúc không quá đột ngột và dễ thấy ở điểm nhìn dọc đường. Các phần không gian đệm, tiểu cảnh bên ngoài nhà như không gian bãi cỏ lớn, hồ nước mang đến cho cư dân xung quanh cảm nhận tích cực được tạo ra bởi môi trường bên ngoài của tòa nhà.
Chi tiết mặt bên công trình
Từ lối sảnh chính, các lối vào ngoài trời được bố trí xây dựng để khách tham quan có thể cảm nhận được sự thu hút thông qua giải pháp thiết kế sắp xếp hợp lý các bức tường cao vút bao quanh. Giải pháp này cũng tạo ra sự di chuyển liên hoàn tối ưu cho du khách để tăng cường các trải nghiệm khám phá hiện vật trưng bày, khác với kiểu di chuyển dật khúc theo tầng như thông thường, xây dựng trải nghiệm theo cách tiềm ẩn thông qua sự chênh lệch độ cao so với các đường phố rực rỡ của thành phố thông qua kết xuất bầu không khí, thay đổi không gian để biến các trải nghiệm thành sự chuyển hóa hình ảnh trong nội tâm. Ngoài ra, dựa trên cách tổ chức, sự “tách biệt” giữa tòa nhà và môi trường bên ngoài khiến tòa nhà có một bầu không khí thiền định khi du khách di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Đồng thời, các trải nghiệm cảm giác mạnh mẽ mang tính nghi lễ cung cấp cho người xem động lực bên trong để chuyển từ tinh thần sang sự yên tĩnh.
Chi tiết góc lối vào bên công trình
Đồng thời, nội thất và ngoại thất của tòa nhà, sáng và tối, đóng và mở tương phản nhau một cách đáng kể, khiến người xem luôn có sự chuyển đổi về cảm xúc và trải nghiệm. Các trải nghiệm khám phá được xem là cơ sở của thiết kế không gian, trong khi nội tâm là kết quả sử dụng các không gian này. Giao tiếp giữa tòa nhà và người xem trở thành một yếu tố thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người xem.
Cấu trúc không gian hành lang bên ngoài công trình
Không gian cầu thang chính
Hình thức và thiết kế hình khối kiến trúc, bằng cách tinh chỉnh chức năng kiến trúc và thanh lọc không gian bên ngoài của tòa nhà, củng cố quy mô kiến trúc về mặt thị giác và làm cho nó mang tính tưởng niệm và nghi lễ ở không gian bên ngoài khác với các tòa nhà xung quanh. Sự thay đổi chênh lệch chiều cao không gian của phòng triển lãm làm cho nội thất không gian kiến trúc không những thay đổi mà còn đảm bảo bản sắc bên trong của không gian, để khán giả có thể đạt được sự kết hợp giữa tinh thần và không gian trong khi chuyển động theo trình tự của phòng trưng bày.
Không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tranh đồ họa đương đại
Nội thất không gian khu trưng bày tác phẩm thư pháp cổ
Trong 04 phòng trưng bày được kết nối với nhau, sự chênh lệch độ cao được sử dụng để lặp lại sự thay đổi và thể hiện sự thay đổi một cách thống nhất. Đồng thời, nội tâm của khán giả, cùng với sự thay đổi chênh lệch độ cao của phòng trưng bày, quay trở lại sảnh cuối bốn mùa một cách tương tự như tái sinh. Việc xây dựng không gian đạt đến đỉnh điểm ở đây.
Không gian nội thất phòng trưng bày hiện vật điêu khắc gỗ và gốm cổ đại
Nội thất không gian trưng bày hiện vật gốm nghệ thuật cổ đại
Về hiện vật trưng bày, bảo tàng có một bộ sưu tập hiện vật đồ sộ từ các bộ sưu tập đồng mỹ thuật tạo tác trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của vùng Nội Mông, cũng như hệ thống các tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng nhiều hiện vật nghệ thuật có giá trị như các tác phẩm điêu khắc gỗ cổ đại, các bức tranh thư pháp quý giá cũng như nhiều tác phẩm điêu khắc và mỹ thuật cả nhiều tác giả đương đại nổi tiếng dân tộc Nội Mông Trung Quốc hiện nay./.
Nguyễn Hải Vân