Di tích chùa/tháp Kim Tôn nằm ở khu vực Đồi Chùa, thuộc thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị trấn Lập Thạch khoảng 10km về phía Đông Nam, cách thị trấn Tam Sơn (nơi có tháp Bình Sơn - một di tích thời Trần nổi tiếng) 3km về phía Nam.
Di tích chùa/tháp Kim Tôn nằm ở khu vực Đồi Chùa, thuộc thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị trấn Lập Thạch khoảng 10km về phía Đông Nam, cách thị trấn Tam Sơn (nơi có tháp Bình Sơn - một di tích thời Trần nổi tiếng) 3km về phía Nam.
Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa/tháp Kim Tôn đã bị đổ nát. Một khối lượng rất lớn các loại vật liệu và trang trí kiến trúc được tìm thấy trong quá trình canh tác ở khu vực Đồi Chùa. UBND tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trương xây dựng, khôi phục lại chùa/tháp Kim Tôn trong thời gian tới. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã khảo sát và đào thám sát di tích này.
Vết tích kiến trúc
Sau khi phát quang thảm thực vật che phủ bề mặt khu vực nền Đồi Chùa, xác định hai cấp nền cao thấp khác nhau, cấp trên có diện tích khoảng 600m
2, cấp dưới diện tích khoảng 1800m
2. Xung quanh các cấp nền còn dấu tích đá kè, phía Tây Nam nền trên còn dấu tích bậc lên xuống, dẫn lên nền chùa/tháp Kim Tôn xưa ?
Vết tích bờ kè
Trên bề mặt của cả hai cấp nền, vật liệu kiến trúc xuất lộ dày đặc, chủ yếu là gạch chữ nhật, ngói mũi và các mảnh góc tháp, trang trí lá đề thời Trần.
Trên cơ sở khảo sát thực địa, 4 hố thám sát ở các vị trí khác nhau, đặc biệt chú trọng phía đông nam Đồi Chùa. Kết cấu địa tầng các hố đào cho thấy có 3 lớp văn hoá/kiến trúc, song đáng chú ý nhất là lớp thứ ba chứa vết tích gia cố móng và kè chùa/tháp Kim Tôn thời Trần, nằm ở độ sâu 0,4 đến 0,8m. Các vết tích kiến trúc được xác định liên quan trực tiếp đến chùa/tháp Kim Tôn gồm có:
-
Các vết tích kè đá ở độ sâu 0,4 đến 0,7m (trong hố đào thứ nhất) được xếp tương đối thẳng, chỉ còn lớp mỏng sử dụng loại đá trầm tích màu xám và đá thạch anh (từ 0,1 đến 0,15m) trên lớp đất sét màu xám vàng lẫn nhiều sỏi, dài 8m, rộng còn lại 0,3 đến 0,6m, cao còn lại 0,2 đến 0,3m. Các viên đá kích thước tương đối ổn định, dày khoảng 0,3 đến 0,4m, xếp chồng lên nhau không có chất kết dính, tạo thành bờ kè dọc thoải theo sườn đồi trên lớp đất sét màu xám vàng lẫn nhiều sỏi dăm đá thạch anh, đá trầm tích.
Đống đổ vật liệu kiến trúc đời Trần
- Vết tích lớp đất sét bồi mở rộng mặt bằng của cấp nền thứ nhất về phía Tây Nam màu xám vàng, rộng 4,2m, dày từ 0,3 đến 0,5m. Lớp đất bồi đắp được phân định với lớp đất laterite màu nâu đỏ (sinh thổ) bằng lớp đá thạch anh rộng khoảng 1m tạo thành một bờ ngăn có tác dụng giữ đất và gắn kết 2 lớp đất mở rộng mặt bằng.
- Vết tích than tro tìm thấy trong hố đào kiểm tra kết cấu móng đá thời Trần nêu trên. Vệt than tro và nền đất cháy nằm liền kề chân móng đá về phía Đông Nam ở độ sâu 0,4m, cách vách hố Đông Bắc 3m, dài 1,20m, rộng 0,45m, dày 0,03m.
- Các đống đổ vật liệu kiến trúc thời Trần nằm ở độ sâu từ 0,2m đến 0,7m phân bố trong các hố đào mé phía Bắc gò. Đống đổ gồm các loại vật liệu xây tháp, các mảnh ốp trang trí tháp, các khối tượng rồng, lá đề, diềm mái tháp bằng đất nung, mảnh ngói lợp, các loại hình đồ đựng gốm, sứ, sành… Đây có thể là kết quả của quá trình thu gom vật liệu trong quá trình canh tác thời kỳ gần đây, khi kiến trúc chùa tháp đã bị sụp đổ ?
Di vật thu được có số lượng lớn, chủ yếu là các loại hình vật liệu và trang trí bằng đất nung vô cùng phong phú về loại hình và các mô típ trang trí phần nào cho biết diện mạo của chùa/tháp Kim Tôn thời Trần. Ngoài ra, là số ít các loại vật di vật khác như đinh sắt, mảnh gốm, sành sứ... đặc trưng thời Trần.
Đầu rồng trang trí kiến trúc
Căn cứ các vết tích kiến trúc và diễn biến địa tầng cho thấy dấu tích của kiến trúc tháp và chùa Kim Tôn khá rõ nét đúng như dân gian trong vùng lưu truyền. Về tháp Kim Tôn, căn cứ vào vết tích móng tháp còn lại và phân bố dày đặc các di vật có thể xác định vị trí tháp nhiều khả năng nằm ở mé phía Đông (Nam) Đồi Chùa. Các vật liệu xây dựng và trang trí tìm được có thể xác định tháp Kim Tôn xây dựng với móng kè đá vững chắc dựa trực tiếp lên nền đồi, kích thước mỗi cạnh khoảng từ 4 đến 4,2m, cao 13 tầng (?)
Về ngôi chùa Kim Tôn có thể căn cứ vào các vệt ngói đổ trong hố đào cùng phân bố di vật thuần nhất là các mảnh ngói lợp tập trung chủ yếu về mé phía Tây (Bắc). Điểm đáng chú ý là sự giống nhau của ngói và các vật liệu kiến trúc giữa chùa Kim Tôn và Tây Thiên, phản ánh mối liên hệ của hai công trình kiến trúc đồng thời trong cùng khu vực.
Ký hiệu định vị số tầng trên vật liệu kiến trúc
Kết quả nghiên cứu cũng cho biết trong quá trình tồn tại kiến trúc chùa/tháp Kim Tôn đã bị ảnh hưởng nặng nề. Một khối lượng rất lớn các loại vật liệu và trang trí của chùa/tháp Kim Tôn được tìm thấy phân bố trên diện rộng suốt từ khu vực Đồi Chùa tới các khe suối dưới chân núi Hình Nhân, song,
nền/móng của công trình kiến trúc ấy lại gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn.
Góc mái tháp
Tuy nhiên từ các vết tích kiến trúc và bộ di vật tìm thấy trong các hố đào đã khẳng định sự hiện diện của kiến trúc chùa và tháp Kim Tôn thời Trần, đó là những tư liệu giúp ích cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc Phật giáo thời Trần, đồng thời là cứ liệu khoa học phục vụ cho việc phục hồi lại di tích trong tương lai.
Đoàn Cư